Công chức, viên chức phải có ít nhất 01 nhiệm kỳ 05 năm mới được xem xét bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản lý lĩnh vực tư pháp?

Cho tôi hỏi là trong thời gian sắp tới thì công chức, viên chức phải có điều kiện, tiêu chuẩn gì thì mới được bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp?

Công chức, viên chức muốn trở thành thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành tư pháp thì phải có ít nhất 01 nhiệm kỳ 05 năm?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định như sau:

“Điều 15. Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Hội đồng quản lý
1. Đối với thành viên Hội đồng quản lý:
a) Là công chức hoặc viên chức. Trong trường hợp thành viên Hội đồng quản lý là đại diện của tổ chức có lợi ích liên quan thì không bắt buộc phải là công chức hoặc viên chức;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc;
c) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
d) Có trình độ từ đại học trở lên;
đ) Đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ 05 năm đối với công chức, viên chức;
e) Không phải là vợ hoặc chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có năng lực quản lý và đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.”

Theo đó, công chức, viên chức phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nêu trên thì mới được xem xét tham gia là thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp.

Công chức, viên chức phải có ít nhất 01 nhiệm kỳ 5 năm thì mới đủ tiêu chuẩn xem xét bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp?

Công chức, viên chức phải có ít nhất 01 nhiệm kỳ 05 năm mới được xem xét bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản lý lĩnh vực tư pháp?

Cơ quan nào có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp?

Căn cứ vào Điều 16 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định như sau:

“Điều 16. Bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.”

Theo đó, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ có thẩm quyền bổ nhiện thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp.

Có được bổ sung thêm thành viên sau khi đã thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp không?

Căn cứ vào Điều 17 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định như sau:

“Điều 17. Bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản lý
1. Chậm nhất 60 ngày (sáu mươi ngày) trước khi Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý hết nhiệm kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản lý tổ chức họp Hội đồng để thảo luận, thống nhất, xin ý kiến cấp ủy cùng cấp và gửi cơ quan thẩm định quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này báo cáo người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 16 Thông tư này xem xét cho chủ trương tiếp tục bổ sung hoặc thay thế.
Sau khi có chủ trương, Chủ tịch Hội đồng quản lý tổ chức họp Hội đồng để thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua nhân sự tiếp tục bổ sung hoặc thay thế; gửi Hồ sơ đến cơ quan thẩm định báo cáo người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 16 Thông tư này xem xét, quyết định.
2. Trong trường hợp Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý bị khuyết khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc Hội đồng quản lý có nhu cầu bổ sung thành viên, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (nếu có) Hội đồng quản lý tổ chức họp Hội đồng để thảo luận, thống nhất, xin ý kiến cấp ủy cùng cấp và gửi cơ quan thẩm định báo cáo người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 16 Thông tư này xem xét cho chủ trương bổ sung hoặc thay thế.
Sau khi có chủ trương, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý tổ chức họp Hội đồng để thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua nhân sự tiếp tục bổ sung hoặc thay thế; gửi Hồ sơ đến cơ quan thẩm định báo cáo người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 16 Thông tư này xem xét, quyết định.
3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý, Hội đồng quản lý gửi văn bản xin chủ trương và Hồ sơ đề nghị tiếp tục bổ sung hoặc thay thế đến cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để gửi cơ quan thẩm định báo cáo người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 16 Thông tư này xem xét, quyết định.
4. Hồ sơ đề nghị tiếp tục bổ nhiệm, bổ sung hoặc thay thế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của Hội đồng quản lý;
b) Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị tiếp tục bổ sung hoặc thay thế thành viên Hội đồng quản lý (nếu có đơn vị cấp trên trực tiếp);
c) Nghị quyết, Biên bản họp Hội đồng quản lý;
d) Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp;
đ) Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị tiếp tục bổ sung hoặc thay thế;
e) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).”

Theo đó, việc bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy định nêu trên.

Thông tư 04/2022/TT-BTP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 05/8/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

23 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}