Thành phần hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia gồm có những gì?
- Thành phần hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia gồm có những gì?
- Nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia thế nào?
- Tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia như thế nào?
Thành phần hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia gồm có những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN quy định về thành phần hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ hoa học cấp quốc gia gồm có các giấy tờ sau:
- Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức theo quy định của pháp luật (Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức chủ trì, Điều lệ hoạt động của tổ chức chủ trì hoặc giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý khác).
- Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ (Biểu B1-1-ĐON).
- Thuyết minh đề tài (Biểu B1-2a-TMĐTCN hoặc Điều B1-2b-TMĐTXH); thuyết minh dự án (Biểu B1-2c-TMDA); thuyết minh đề án (Biểu B1-2d-TMĐA).
- Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ (Biểu B1-3-LLTC).
- Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm có xác nhận của tổ chức quản lý nhân sự (Biểu B1-4-LLCN).
- Lý lịch khoa học của thành viên chính, thư ký khoa học (Biểu B1-4-LLCN), Tài liệu này phải có xác nhận của tổ chức quản lý nhân sự trong trường hợp hồ sơ được Hội đồng tư vấn tuyển chọn kiến nghị trúng tuyển và nộp theo quy định tại khoản 12 Điều 11 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN.
- Lý lịch khoa học chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài (trong trường hợp có chuyên gia tham gia thực hiện).
- Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ và văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ (trong trường hợp có tổ chức tham gia phối hợp thực hiện) (Biểu B1-5-PHNC và Biểu B1-6-LLTCPHNC).
- Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành trong 02 năm gần nhất của tổ chức tham gia góp vốn.
- Đối với các nhiệm vụ có yêu cầu về vốn đối ứng cần phải có phương án huy động vốn đối ứng tương ứng với từng trường hợp cụ thể như sau:
+ Đối với trường hợp sử dụng nguồn vốn tự có: Hồ sơ chứng minh nguồn vốn và cam kết sử dụng nguồn vốn vào đối ứng thực hiện nhiệm vụ;
+ Đối với trường hợp huy động vốn từ các cá nhân/tổ chức hoặc huy động vốn góp của chủ sở hữu: văn bản cam kết và giấy tờ xác nhận về việc đóng góp vốn của các cá nhân/tổ chức/chủ sở hữu cho tổ chức chủ trì để thực hiện nhiệm vụ;
+ Đối với trường hợp vay vốn tổ chức tín dụng: Cam kết cho vay vốn của các tổ chức tín dụng để thực hiện nhiệm vụ.
- Báo giá thiết bị, nguyên vật liệu chính cần mua sắm, dịch vụ cần thuê để thực hiện nhiệm vụ còn hiệu lực (thời gian báo giá không quá 90 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ).
Tài liệu này chỉ nộp trong trường hợp hồ sơ được Hội đồng tư vấn tuyển chọn kiến nghị trúng tuyển theo quy định tại khoản 12 Điều 11 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN.
- Tài liệu liên quan khác trong trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thấy cần thiết bổ sung làm tăng tính thuyết phục của hồ sơ hoặc đơn vị quản lý cần làm rõ thông tin trong quá trình tuyển chọn, giao trực tiếp.
Lưu ý:
- Tài liệu, văn bản quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN chỉ áp dụng cho các nhiệm vụ có yêu cầu vốn đối ứng ngoài ngân sách nhà nước.
- Các tài liệu này là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực theo quy định hiện hành. Trong trường hợp các hồ sơ có trên Hệ thống quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, tổ chức và cá nhân tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ có trách nhiệm bảo đảm thông tin trên hệ thống được cập nhật và cung cấp mã số hồ sơ cho đơn vị quản lý chuyên môn.
Thành phần hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia gồm có những gì?
Nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN, việc tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia như sau:
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính: hồ sơ gồm 01 bộ, sử dụng phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen và 01 bản điện tử của hồ sơ (dạng PDF, không đặt mật khẩu) ghi trên USB. Toàn bộ hồ sơ được đóng gói, niêm phong và bên ngoài ghi rõ:
+ Tên nhiệm vụ và tên, mã số (nếu có) của chương trình khoa học và công nghệ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp;
+ Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ; tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ nhiệm nhiệm vụ;
+ Danh mục tài liệu có trong hồ sơ;
- Đối với hồ sơ nộp trực tuyến: 01 bộ hồ sơ điện tử gồm các văn bản điện tử các tài liệu quy định và được chứng thực điện tử theo quy định hiện hành.
Thời hạn và địa chỉ nộp hồ sơ theo thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác và bằng văn bản (trường hợp nhiệm vụ có chứa bí mật nhà nước).
Tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN về nhóm tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ.
Hồ sơ tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ được đánh giá, chấm điểm tối đa 100 điểm theo các nhóm tiêu chí và thang điểm đánh giá như sau:
- Đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu (tối đa 12 điểm);
+ Nội dung, nhân lực thực hiện các nội dung, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng (tối đa 24 điểm);
+ Sản phẩm khoa học và công nghệ (tối đa 16 điểm);
+ Khả năng ứng dụng hoặc sử dụng kết quả tạo ra vào sản xuất và đời sống (tối đa 16 điểm);
+ Tính khả thi về kế hoạch và kinh phí thực hiện (tối đa 16 điểm);
+ Năng lực của tổ chức và cá nhân thực hiện (tối đa 16 điểm).
- Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn và đề án khoa học:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu (tối đa 12 điểm);
+ Nội dung và hoạt động hỗ trợ nghiên cứu (tối đa 12 điểm);
+ Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (tối đa 12 điểm);
+ Tính khả thi về kế hoạch và kinh phí thực hiện (tối đa 20 điểm);
+ Sản phẩm khoa học, lợi ích kết quả của đề tài, đề án và phương án chuyển giao sản phẩm, kết quả nghiên cứu (tối đa 24 điểm);
+ Năng lực của tổ chức và cá nhân thực hiện (tối đa 20 điểm).
- Đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ khác, tùy thuộc vào nội dung nghiên cứu áp dụng nhóm tiêu chí và thang điểm quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 12 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN.
- Dự án:
+ Tổng quan về các vấn đề công nghệ và thị trường của dự án (điểm tối đa 8);
+ Nội dung và phương án triển khai (tối đa 20 điểm);
+ Tính mới và tính khả thi của công nghệ (tối đa 12 điểm);
+ Khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế - xã hội dự kiến của dự án (tối đa 12 điểm);
+ Sản phẩm khoa học và công nghệ (tối đa 16 điểm);
+ Phương án tài chính (tối đa 16 điểm);
+ Năng lực của tổ chức và cá nhân thực hiện (tối đa 16 điểm).
*Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có thể điều chỉnh tiêu chí, thang điểm đánh giá tùy theo đặc thù của các loại hình nhiệm vụ.
Thông tư 20/2023/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 27/11/2023.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;