Cơ sở tín ngưỡng có bắt buộc phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng không? Thủ tục đăng ký hoạt động tín ngưỡng hiện nay thế nào?

Cho tôi hỏi: Cơ sở tín ngưỡng có bắt buộc phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng không? Thủ tục đăng ký hoạt động tín ngưỡng hiện nay thế nào? - Câu hỏi của chị Giang (Huế)

Cơ sở tín ngưỡng có bắt buộc phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng không?

Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.

Theo Điều 12 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng như sau:

Đăng ký hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
3. Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.

Như vậy, theo quy định thì trừ trường hợp cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ, các cơ sở tín ngưỡng bắt buộc phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng tại cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng.

Cơ sở tín ngưỡng có bắt buộc phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng không? Thủ tục đăng ký hoạt động tín ngưỡng hiện nay thế nào?

Cơ sở tín ngưỡng có bắt buộc phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng không? Thủ tục đăng ký hoạt động tín ngưỡng hiện nay thế nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục đăng ký hoạt động tín ngưỡng hiện nay thế nào?

Căn cứ Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ ngày 31/01/2018.

Theo tiểu mục 1 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Thủ tục đăng ký hoạt động tín ngưỡng hiện nay được thực hiện như sau:

(1) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng.

- Bước 2:Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét văn bản đăng ký, trường hợp văn bản chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho cơ sở tín ngưỡng để hoàn chỉnh văn bản.

- Bước 3. Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản. Trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(2) Cách thức thực hiện: Nộp văn bản đăng ký trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng; qua đường bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Văn bản phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng và có giấy hẹn trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

(3) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản đăng ký (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

(4) Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng nhận được văn bản đăng ký hợp lệ.

(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng.

(6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng.

(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng.

(8) Lệ phí: Không có.

Yêu cầu, điều kiện khi thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động tín ngưỡng là gì?

Theo quy định tại khoản k tiểu mục 1 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, khi thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động tín ngưỡng cần đáp ứng các yêu cầu, điều kiện sau:

- Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng.

- Việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm chỉ thực hiện một lần. Đối với hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}