Cơ sở khám chữa bệnh nào đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe ô tô? Thủ tục khám sức khỏe cho người lái xe thực hiện như thế nào?

Cơ sở khám chữa bệnh nào đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe ô tô? Thủ tục khám sức khỏe cho người lái xe thực hiện như thế nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Cơ sở khám chữa bệnh nào đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe ô tô?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có quy định:

Việc khám sức khỏe cho người lái xe được thực hiện tại cơ sở y tế đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh (sau đây được gọi là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) và phải đáp ứng các quy định tại Thông tư này.

Ngoài ra, tại Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có nội dung bị bãi bỏ bởi Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 41/2017/TT-BYT có quy định:

Quy định về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phạm vi hoạt động chuyên môn
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe cho người lái xe phải đáp ứng đủ các quy định sau đây:
2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: đáp ứng yêu cầu theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Về phạm vi hoạt động chuyên môn: có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp để khám, phát hiện được các tình trạng bệnh, tật theo Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa có thiết bị đo điện não thì được phép ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có giấy phép hoạt động đã được phép thực hiện kỹ thuật đo điện não.

Như vậy, cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe ô tô khi đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: đáp ứng yêu cầu theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

+ Về phạm vi hoạt động chuyên môn: có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp để khám, phát hiện được các tình trạng bệnh, tật theo Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa có thiết bị đo điện não thì được phép ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có giấy phép hoạt động đã được phép thực hiện kỹ thuật đo điện não.

Cơ sở khám chữa bệnh nào đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe ô tô? Thủ tục khám sức khỏe cho người lái xe thực hiện như thế nào?

Cơ sở khám chữa bệnh nào đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe ô tô? Thủ tục khám sức khỏe cho người lái xe thực hiện như thế nào?

Thủ tục khám sức khỏe cho người lái xe thực hiện như thế nào?

Thủ tục khám sức khỏe cho người học lái xe thực hiện theo quy định Điều 5 Thông tư 14/2013/TT-BYT như sau:

- Nộp hồ sơ khám sức khỏe tại cơ sở KSK.

- Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:

+ Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;

+ Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu ảnh đối với các đối tượng theo quy định;

+ Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

+ Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK;

+ Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.

Việc cấp Giấy khám sức khỏe cho người lái xe được quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định việc cấp Giấy khám sức khỏe cho người lái xe như sau:

- Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau:

+ Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;

+ Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

- Về vấn đề thời hạn trả Giấy KSK:

+ Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả Giấy KSK cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK;

+ Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.

- Giá trị sử dụng của Giấy KSK như sau:

+ Giấy KSK có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe;

Đối với KSK cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy KSK theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc.

Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe là gì?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:

- Trách nhiệm của nhân viên y tế

+ Thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công.

+ Kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe.

+ Thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.

+ Những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.

- Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

+ Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe cho người lái xe do cơ sở mình thực hiện.

+ Lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe cho người lái xe, chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động khám sức khỏe cho người lái xe và tổng hợp vào báo cáo chung về hoạt động chuyên môn của cơ sở theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}