Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can trong những trường hợp nào?

Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can trong những trường hợp nào? Câu hỏi của anh Tài đến từ Phú Yên.

Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để đảm bảo đối với bị can trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định về trường hợp cơ quan thi hành án ra quyết định đặt tiền để bảo đảm như sau:

Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm
...
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tình trạng tài sản, nhân thân của bị can, bị cáo; bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, phạm tội lần đầu, tố giác đồng phạm, có tình tiết giảm nhẹ (như tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại...); việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trừ các trường hợp sau:
a) Bị can, bị cáo dùng thủ đoạn xảo quyệt, phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
c) Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã.
d) Phạm nhiều tội;
đ) Phạm tội nhiều lần.

Theo đó, cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để đảm bảo đối với bị can, bị cáo khi:

- Bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, phạm tội lần đầu, tố giác đồng phạm;

- Có tình tiết giảm nhẹ (như tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại...);

- Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

Việc áp dụng biện pháp đặt tiền để đảm bảo sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tình trạng tài sản, nhân thân của bị can, bị cáo

Cần lưu ý: đối với một số trường hợp sau thì cơ quan tiến hành tố tụng không thể áp dụng biện pháp đặt tiền bảo đảm đối với bị can, bị cáo:

(1) Bị can, bị cáo dùng thủ đoạn xảo quyệt, phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

(2) Bị can, bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

(3) Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã.

(4) Phạm nhiều tội.

(5) Phạm tội nhiều lần.

Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can trong những trường hợp nào?

Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can trong những trường hợp nào?

Việc đặt tiền để bảo đảm cho bị can phải hoàn thành trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Căn cứ Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy đinh về thời hạn đặt tiền bảo đảm cho bị can, bị cáo như sau:

Thực hiện việc đặt tiền để bảo đảm
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất phải hoàn thành việc đặt tiền.
Trong trường hợp vì trở ngại khách quan hoặc lý do bất khả kháng mà không thể hoàn thành việc đặt tiền để bảo đảm đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi hết trở ngại khách quan hoặc lý do bất khả kháng không còn nữa.

Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất phải hoàn thành việc đặt tiền.

Ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can trong bao nhiêu ngày?

Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được liên giấy nộp tiền vào tài khoản tạm giữ hoặc biên bản về việc nộp tiền, Cơ quan điều tra đang tiến hành tố tụng đối với vụ án ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can

Quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can sẽ sử dụng theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC và gửi đến Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị phê chuẩn.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, công văn đề nghị phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu có liên quan của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.

Khi ra quyết định phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, Viện kiểm sát phải quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn (hủy bỏ biện pháp tạm giam, thay thế bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm). Trách nhiệm gửi quyết định phê chuẩn đến cơ sở giam giữ thuộc về Cơ quan điều tra.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}