Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo quy định mới gồm những cơ quan nào? Giao quyền thành lập thanh tra Sở cho UBND tỉnh?

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo quy định mới gồm những cơ quan nào? Giao quyền thành lập thanh tra Sở cho UBND tỉnh? - Câu hỏi của chị Hà (Long An)

Những điểm mới nổi bật trong Luật Thanh tra 2022?

Ngày 14/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thanh tra 2022 với 459 đại biểu tán thành (bằng 92,17% tổng số đại biểu Quốc hội).

Trong đó, 03 nội dung đáng chú ý được ghi nhận như sau:

- Thanh tra Tổng cục, Cục được thành lập theo quy định tại Mục 3 Chương II Luật Thanh tra 2022.

- UBND tỉnh được quyết định thành lập thanh tra sở

- Quy định rõ thời gian ban hành kết luận thanh tra.

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo quy định mới gồm những cơ quan nào? Giao quyền thành lập thanh tra Sở cho UBND tỉnh?

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo quy định mới gồm những cơ quan nào? Giao quyền thành lập thanh tra Sở cho UBND tỉnh?

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo quy định mới gồm những cơ quan nào?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Thanh tra 2022 quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra như sau:

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
c) Thanh tra sở.
3. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
5. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Theo đó, kể từ ngày 01/07/2023, cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra Bộ; Thanh tra Tổng cục, Cục; Thanh tra tỉnh; Thanh tra sở; Thanh tra huyện.

Thanh tra tổng cục, cục được thành lập trong 3 trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Thanh tra 2022:

+ Theo quy định của luật;

+ Theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Tại tổng cục, cục thuộc bộ có phạm vi đối tượng quản lý Nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.

Còn Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, quy định thanh tra sở được thành lập tại một số sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ. Việc thành lập thanh tra tại các sở khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý và biên chế được giao.

Giao quyền thành lập thanh tra Sở cho UBND tỉnh?

Điểm mới nữa, giao quyền chủ động cho UBND tỉnh trong việc thành lập thanh tra sở (trừ một số trường hợp đặc thù).

Như vậy, không phải tất cả các sở đều thành lập cơ quan thanh tra.

Theo quy định tại Điều 26 Luật Thanh tra 2022, thanh tra sở được thành lập trong 3 trường hợp:

+ Theo quy định của luật;

+ Tại sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ;

+ Tại sở do UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao.

Trước đó, Quốc hội thông qua nêu rõ, thanh tra sở là cơ quan của sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra, giám đốc sở giao đơn vị thuộc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thanh tra tỉnh được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra.

Thời hạn ban hành kết luận thanh tra được quy định như thế nào theo quy định mới nhất?

Căn cứ tại Điều 78 Luật Thanh tra 2022 có quy định về thời hạn ban hành kết luận thanh tra như sau:

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình.

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cung cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.

- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo;

Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra ban hành ngay kết luận thanh tra.

Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu bổ sung nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì chậm nhất 30 ngày từ ngày nhận được văn bản đó, người ra quyết định thanh tra phải ban hành kết luận thanh tra.

Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}