Có phải thông tin công chức sẽ được cập nhật lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2023 đúng không?
Công chức phải cung cấp những thông tin nào trong cơ sở dữ liệu Quốc gia?
Ngày 21/2/2023 Bộ Nội vụ ban hành Công văn 639/BNV-VP năm 2023 về triển khai Quyết định 893/QĐ-TTg năm 2020 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia (gọi tắt là CSDLQG) về cán bộ, công chức, viên chức và Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022.
Theo đó, căn cứ theo phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 639/BNV-VP năm 2023 có nêu rõ về 109 trường thông tin trong cơ sở dữ liệu Quốc gia bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch (gồm 31 trường thông tin)
- Quá trình đào tạo, bồi dưỡng (gồm 6 lĩnh vực)
- Bản tóm tắt quá trình công tác
- Đặc điểm lịch sử bản thân: (gồm 3 vấn đề)
- Khen thưởng, kỷ luật: (gồm 2 vấn đề)
- Quan hệ gia đình: (gồm 2 vấn đề)
- Hoàn cảnh kinh tế gia đình (3 vấn đề)
- Nhận xét, đánh giá của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng
Có phải thông tin công chức sẽ được cập nhật lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2023 phải không?
Sẽ sử dụng sơ yếu lý lịch điện tử cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2023 đúng không?
Ngày 25/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 893/QĐ-TTg năm 2020 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước.
Trong đó, tại tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 893/QĐ-TTg năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2023 như sau:
Năm 2022 và các năm tiếp theo
+ Đưa cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức vào quản lý và khai thác sử dụng. Gắn việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức với công tác quản lý nhà nước, công tác chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính liên quan đến công tác quản lý cán bộ của các cơ quan nhà nước.
Đến năm 2023 sử dụng sơ yếu lý lịch điện tử thay thế sơ yếu lý lịch giấy, giảm thiểu việc kê khai hồ sơ, sơ yếu lý lịch cho cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện quy trình tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, chuyển đổi vị trí công tác, đề bạt, bổ nhiệm.... Từng bước số hóa thông tin dữ liệu để thay thế hồ sơ giấy truyền thống; thực hiện việc cấp biên chế công chức, số người làm việc và hợp đồng lao động trong các cơ quan nhà nước qua Hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu.
+ Kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương để thu thập, tích hợp, tổng hợp, phân tích dữ liệu, dự báo hỗ trợ trong việc ban hành chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ, nguồn nhân lực theo thời gian thực.
Theo đó đến năm 2023, sẽ sử dụng sơ yếu lý lịch điện tử thay thế sơ yếu lý lịch giấy, giảm thiểu việc kê khai hồ sơ, sơ yếu lý lịch cho cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện quy trình tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, chuyển đổi vị trí công tác, đề bạt, bổ nhiệm....
Đồng thời từng bước số hóa thông tin dữ liệu để thay thế hồ sơ giấy truyền thống; thực hiện việc cấp biên chế công chức, số người làm việc và hợp đồng lao động trong các cơ quan nhà nước qua Hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu.
Bên cạnh đó, quy định này cũng đặt ra mục tiêu kết nối, chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức để thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 8 Dự thảo quy chế cập nhật sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin trong cơ sở dữ liệu Quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước có đề cập:
Cách thức khai thác, sử dụng dữ liệu
Cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức khai thác, sử dụng dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước qua Cổng dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công quốc gia, cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, Cổng thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định
Theo đó, để được khai thác, sử dụng dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức, có thể thực hiện trên các trang sau đây:
- Cổng dữ liệu quốc gia.
- Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ; của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng cơ sở dữ liệu Quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức là hành vi nào?
Căn cứ tại Điều 4 Dự thảo quy chế cập nhật sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin trong cơ sở dữ liệu Quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng cơ sở dữ liệu Quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức gồm:
- Cung cấp thông tin không đúng sự thật
- Phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước.
- Truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; sao chép, làm sai lệch thông tin, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái pháp luật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước.
- Khai thác, sử dụng hoặc tiết lộ thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước không đúng quy định, xâm phạm quyền về đời sống riêng, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Xem toàn bộ Dự thảo quy chế cập nhật sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin trong cơ sở dữ liệu Quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức tại đây
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;