Có được sử dụng xe trung chuyển thay thế khi xe khách quá tải trong dịp Tết Âm lịch 2023 không?

Cho hỏi xe khách chở hành khách trong dịp Tết mà quá tải thì có được sử dụng xe trung chuyển chở khách thay thế không? - câu hỏi của anh Huỳnh (Đơn Dương).

Xe khách được chở tối đa bao nhiêu hành khách?

Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm o khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
....
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Theo quy định trên số lượng hành khách tối đa xe khách được phép chở cụ thể như sau:

- Đối với xe khách đến 9 chỗ được phép chở quá 01 người.

- Đối với xe 10 chỗ đến 15 chỗ được phép chở quá 02 người.

- Đối với xe 16 chỗ đến 30 chỗ được phép chở quá 03 người.

- Đối với xe trên 30 chỗ được phép chở quá 04 người.

Có được sử dụng xe trung chuyển chở khách thay thế khi xe khách chở hành khách trong dịp Tết Âm lịch mà quá tải không?

Có được sử dụng xe trung chuyển chở khách thay thế khi xe khách chở hành khách trong dịp Tết Âm lịch mà quá tải không?

Xe khách chở hành khách trong dịp Tết Âm lịch mà quá tải thì có được sử dụng xe trung chuyển chở khách thay thế không?

Hiện nay chưa có quy định nào về khái niệm xe trung chuyển

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến.

Theo đó, có thể hiểu, xe trung chuyển là xe được sử dụng trong hoạt động "vận tải trung chuyển hành khách" để thực hiện đón khách đến bến xe khách hoặc trả khách đến tuyến cố định của nhà xe. Đồng thời, theo quy định trên thì xe trung chuyển phải là xe ô tô chở người với số chỗ dưới hoặc bằng 16 chỗ

Căn cứ vào khoản 10 Điều 26 Thông tư 12/2020/TT-BGTVG quy định như sau:

Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
...
10. Không được sử dụng xe có phù hiệu "XE TRUNG CHUYỂN" để hoạt động kinh doanh vận tải.

Ngoài ra, theo điểm e khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Sử dụng xe trung chuyển chở hành khách không đúng quy định;

Như vậy, khi số lượng hành khách quá tải trong các dịp lớn như lễ, Tết âm lịch thì nhà xe cũng không được phép sử dụng xe trung chuyển để chở khách thay xe khách chạy theo tuyến cố định. Nếu vi phạm, người lái xe trung chuyển có thể sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 5.000.000 đến 6.000.000 đồng, nhà xe phải chịu từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng.

Quy định pháp luật về xe trung chuyển hành khách như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 12/2020/TT-BGTVG quy định như sau:

Quy định sử dụng xe trung chuyển hành khách
1. Xe trung chuyển phải đáp ứng các quy định tại khoản 9 Điều 3, khoản 5 Điều 4, khoản 1 Điều 12 và điểm a khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP; niên hạn được tính theo quy định về niên hạn của xe ô tô chở người quy định tại Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ.

Cụ thể điều kiện của xe trung chuyển hành khách theo quy định trên như sau:

- Là xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến;

- Không tính phí;

- Phải có phù hiệu Xe trung chuyển (có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tảu (từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện);

- Phù hiệu xe được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;

- Phải lắp thiết bị giám sát hành trình;

- Niêm yết tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm.

Như vậy, xe muốn được dùng làm xe trung chuyển hành khách phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Trong đó, phù hiệu xe trung chuyển được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVG.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}