Có được sử dụng nhân sự của mình để tự quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hay không?

Có được sử dụng nhân sự của mình để tự quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hay không? Thắc mắc của chú T.Đ ở Lâm Đồng.

Có được sử dụng nhân sự của mình để tự quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
..
2. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án được quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
...

Liên hệ tại khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng 2020 quy định như sau:

Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
c) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
d) Tổ chức tư vấn quản lý dự án.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư công được sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc để quản lý dự án.

Do đó, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư công được sử dụng nhân sự của mình để tự quản lý dự án.

Có được sử dụng nhân sự của mình để tự quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hay không? (Hình từ internet)

Việc đánh giá dự án dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
1. Việc đánh giá dự án được thực hiện như sau:
a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
b) Dự án nhóm B phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
c) Ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này khi cần thiết.
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
a) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc;
b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất dự án thuộc phạm vi quản lý.
3. Nội dung đánh giá dự án áp dụng theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc đánh giá dự sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công được thực hiện như sau:

- Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;

- Dự án nhóm B phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;

- Ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP khi cần thiết.

Việc kiểm tra dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công được thực hiện ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công được thực hiện theo các bước như sau:

Trách nhiệm giám sát dự án
1. Nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt tại quyết định đầu tư.
2. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án đầu tư từ nhóm B trở lên;
b) Kiểm tra khi điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước để đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Căn cứ theo quy định nêu trên thì việc kiểm tra dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công được thực hiện như sau:

- Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án đầu tư từ nhóm B trở lên;

- Kiểm tra khi điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}