Có được phép cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào yếu tố nào?

Có được phép cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào yếu tố nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Có được phép cộng dồn thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm 2013 có quy định:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

Như vậy, theo quy định như trên, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và được cộng dồn. Cho nên khi người lao động chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cộng dồn về sau.

Có được phép cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào yếu tố nào?

Có được phép cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào yếu tố nào?

Chủ thể nào có trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
...

Theo đó chủ thể đóng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay như sau:

- Người lao động đóng: 1% tiền lương tháng;

- Người sử dụng lao động đóng: 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Nhà nước hỗ trợ tối đa: 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào yếu tố nào?

Căn cứ Điều 58 Luật Việc làm 2013 về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp có quy định như sau:

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào chế độ tiền lương của từng đối tượng, cụ thể:

(1) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP mức lương cơ sở là 1,490,000 đồng.

Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì tăng lương cơ sở từ ngày 01/07/2023 thành 1,800,000 đồng.

Do đó mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa cũng thay đổi theo. Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa đối với nhóm đối tượng được trả lương theo nhà nước từ 298.000 đồng/tháng lên 360.000 đồng/tháng.

(2) Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}