Có được đi khỏi nơi cư trú để làm việc trong thời gian đang chấp hành án treo không? Thực hiện khai báo như thế nào?

Có được đi khỏi nơi cư trú để làm việc trong thời gian đang chấp hành án treo không? Thực hiện khai báo như thế nào? - Câu hỏi của chị Phương (Bình Dương)

Có được đi xin việc làm ở nơi khác khi đang trong thời gian chấp hành án treo không?

Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 92 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nội dung này như sau:

Giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo
1. Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.
2. Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan.

Như vậy, trường hợp người đang chấp hành án treo cần đi khỏi nơi cư trú để xin việc làm nếu có lý do chính đáng có thể làm đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.

Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách.

Khi đến nơi cứ trú mới, người đang chấp hành án treo cần phải báo ngay cho Công an cấp xã khi hết thời gian lưu trú đồng thời phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú.

Có được đi khỏi nơi cư trú để làm việc trong thời gian đang chấp hành án treo không? Thực hiện khai báo như thế nào?

Có được đi khỏi nơi cư trú để làm việc trong thời gian đang chấp hành án treo không? Thực hiện khai báo như thế nào?

Thực hiện khai báo tạm vắng đối với trường hợp người chấp hành án treo như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định về khai báo tạm vắng:

Khai báo tạm vắng
1. Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây:
a) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
...
2. Trước khi đi khỏi nơi cư trú, người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú; khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó.
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân; trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.
4. Nội dung khai báo tạm vắng bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng; lý do tạm vắng; thời gian tạm vắng; địa chỉ nơi đến.
5. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin khai báo tạm vắng của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người khai báo về việc đã cập nhật thông tin khai báo tạm vắng khi có yêu cầu.

Theo đó, trường hợp đi nơi khác làm việc trong thời gian hưởng án treo khi đã được cho phép thì phải có trách nhiệm khai báo tạm vắng theo quy định trên.

Đi nơi khác làm việc trong thời gian án treo mà không xin phép bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 14 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính:

Vi phạm các quy định về thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
e) Người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;

Như vậy, trường hợp người đang chấp hành án treo đi khỏi nơi cư trú đến nơi khác để làm việc mà không xin phép thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}