Có bao nhiêu loại thư viện? Chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi có bao nhiêu loại thư viện? Khái niệm các loại thư viện? - câu hỏi của chị Viên (Đạ Tẻh)

Có bao nhiêu loại thư viện? Khái niệm về các loại thư viện?

Căn cứ tại Điều 9 Luật Thư viện 2019 quy định có các loại thư viện như sau:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam;

- Thư viện công cộng;

- Thư viện chuyên ngành;

- Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;

- Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);

- Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;

- Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;

- Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.

Trong đó, căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Luật Thư viện 2019 quy định khái niệm Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Luật Thư viện 2019 quy định khái niệm Thư viện công cộng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Luật Thư viện 2019 quy định khái niệm Thư viện chuyên ngành là thư viện có tài nguyên thông tin chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực hoặc nhiều ngành, lĩnh vực phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức chủ quản.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Luật Thư viện 2019 quy định khái niệm thư viện lực lượng vũ trang nhân dân là thư viện của các đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành quốc phòng, an ninh phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn, người đang chấp hành hình phạt tù, học tập, cải tạo trong cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Luật Thư viện 2019 quy định khái niệm thư viện đại học là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Luật Thư viện 2019 quy định khái niệm thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Luật Thư viện 2019 quy định khái niệm thư viện cộng đồng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp do cộng đồng dân cư thành lập tại trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa, thể thao xã, phường, thị trấn; điểm bưu điện văn hóa xã; nhà văn hóa thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc; khu chung cư; nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Luật Thư viện 2019 quy định khái niệm thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Có bao nhiêu loại thư viện? Khái niệm các loại thư viện? Chức năng, nhiệm vụ của thư viện được quy định như thế nào?

Có bao nhiêu loại thư viện? Chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện được quy định như thế nào?

Chức năng, nhiệm vụ của thư viện được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Thư viện 2019 quy định chức năng, nhiệm vụ của thư viện như sau:

- Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện.

- Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện.

- Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện.

- Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.

Chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Thư viện 2019 quy định chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện như sau:

- Nhà nước đầu tư cho thư viện công lập các nội dung sau đây:

+ Ưu tiên đầu tư cho Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh) và thư viện có vai trò quan trọng;

+ Hiện đại hóa thư viện; xây dựng thư viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin mở; liên thông thư viện trong nước và nước ngoài;

+ Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;

+ Tổ chức dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện;

+ Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động thư viện.

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư các nội dung sau đây:

+ Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thư viện, phát triển văn hóa đọc;

+ Duy trì và phát triển thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận;

+ Cước vận chuyển tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ chính trị, khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

+ Hợp tác quốc tế về thư viện.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}