Có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với sĩ quan Quân đội vi phạm kỷ luật theo Thông tư 143/2023/TT-BQP?

Tôi muốn hỏi có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với sĩ quan Quân đội vi phạm kỷ luật theo Thông tư 143/2023/TT-BQP? - câu hỏi của chị H.T (Hà Giang)

Có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với sĩ quan Quân đội vi phạm kỷ luật theo Thông tư 143/2023/TT-BQP?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 143/2023/TT-BQP về hình thức kỷ luật đối với sĩ quan Quân đội như sau:

Hình thức kỷ luật
1. Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Giáng cấp bậc quân hàm;
g) Tước quân hàm sĩ quan;
h) Tước danh hiệu quân nhân.

Như vậy, đối với sĩ quan Quân đội vi phạm, có tổng cộng 08 hình thức kỷ luật theo nội dung quy định nêu trên. Theo đó, xếp theo mức độ kỷ luật, hình thức cao nhất là "Tước danh hiệu quân nhân".

Có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với sĩ quan Quân đội vi phạm kỷ luật theo Thông tư 143/2023/TT-BQP?

Có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với sĩ quan Quân đội vi phạm kỷ luật theo Thông tư 143/2023/TT-BQP? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào được miễn trách nhiệm kỷ luật trong Quân đội?

Căn cứ Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.

Theo nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 143/2023/TT-BQP, có 03 trường hợp người vi phạm được miễn trách nhiệm kỷ luật trong Quân đội:

- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội;

- Vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, do điều kiện bất khả kháng;

- Vi phạm do chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

Thời hiệu xử lý kỷ luật trong Quân đội theo quy định tại Thông tư 143/2023/TT-BQP như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Thông tư 143/2023/TT-BQP thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn quy định mà khi hết thời hạn đó người có hành vi vi phạm không bị kỷ luật.

Theo đó, thời hiệu xử lý kỷ luật trong Quân đội được xác định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 143/2023/TT-BQP như sau:

- Thời hiệu xử lý kỷ luật khiển trách là 5 năm; cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm là 10 năm kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới

Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt;

Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện;

Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.

- Không áp dụng thời hiệu đối với:

+ Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc; hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

+ Hành vi vi phạm việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp;

+ Quân nhân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Trong đó, không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với:

- Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 143/2023/TT-BQP;

- Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có). Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định;

- Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

10 Nguyên tắc xử lý kỷ luật trong Quân đội theo Thông tư 143/2023/TT-BQP bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 143/2023/TT-BQP, các nguyên tắc xử lý kỷ luật trong Quân đội bao gồm:

- Mọi vi phạm kỷ luật khi được phát hiện phải ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

- Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật; trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu người vi phạm từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì phải xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm.

Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật, do cấp có thẩm quyền quyết định.

- Việc xử lý kỷ luật phải bảo đảm khách quan, công bằng, nghiêm minh, chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; đúng quy định của pháp luật; đồng bộ giữa kỷ luật Quân đội với kỷ luật về Đảng; kỷ luật Quân đội không thấp hơn kỷ luật về Đảng; kỷ luật Quân đội không thay thế kỷ luật về Đảng, kỷ luật của đoàn thể và ngược lại.

- Việc xử lý vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, thái độ tiếp thu sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, hậu quả vi phạm đã gây ra.

- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hành vi vi phạm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được quy định tại Thông tư này.

- Không xử lý kỷ luật tập thể đối với cơ quan, đơn vị vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước hoặc có nhiều người vi phạm kỷ luật; chỉ xem xét xử lý kỷ luật thuộc về trách nhiệm của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên và từng cá nhân vi phạm.

- Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy, binh sĩ giữ cấp bậc quân hàm binh nhì;

Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức, cách chức đối với người vi phạm không giữ chức vụ chỉ huy, quản lý;

Không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với sĩ quan chưa được nâng lương; người làm việc trong tổ chức cơ yếu; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang hưởng lương Bậc 1.

- Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm, nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

- Người chỉ huy các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của quân nhân thuộc quyên; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật.

- Không chuyển công tác đối với người bị phát hiện có hành vi vi phạm chưa được xử lý theo quy định. Người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, đơn vị không giảm quân số quản lý mà chuyển hồ sơ vi phạm sang cơ quan điều tra trong Quân đội để xử lý theo quy định của pháp luật;

Trường hợp bị tòa án xét xử và tuyên phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì chỉ giải quyết chế độ, chính sách sau khi bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật và đã xử lý hình thức kỷ luật tương ứng.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}