Có bao nhiêu chức danh khối cơ quan Quốc hội? Tiêu chuẩn trở thành các chứng danh đó là gì?

Tôi muốn hỏi có bao nhiêu chức danh khối cơ quan Quốc hội? Tiêu chuẩn trở thành các chứng danh đó là gì? - câu hỏi của anh Đăm (Đắk Lắk)

Có bao nhiêu chức danh khối cơ quan Quốc hội?

Căn cứ tại Mục 2.14 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về các chức danh khối cơ quan Quốc hội quy định các chức danh khối cơ quan Quốc hội như sau:

- Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội

- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc

- Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội

- Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội,

- Trưởng Ban Công tác đại biểu,

- Trưởng Ban Dân nguyện

- Tổng Kiểm toán Nhà nước

- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc

- Phó chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội

- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội,

- Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

- Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Có bao nhiêu chức danh khối cơ quan Quốc hội? Tiêu chuẩn trở thành các chứng danh đó là gì?

Có bao nhiêu chức danh khối cơ quan Quốc hội? Tiêu chuẩn trở thành các chứng danh đó là gì?

Tiêu chí để trở thành các chức danh khối cơ quan Quốc hội?

Căn cứ tại Mục 2.14 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về các chức danh khối cơ quan Quốc hội quy định các tiêu chí trở thành chức danh khối cơ quan Quốc hội như sau:

Đối với uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Trưởng Ban Dân nguyện:

Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:

- Có trình độ hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, nhất là trong lĩnh vực phụ trách.

- Có năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước để tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực được phân công và giám sát thực hiện có hiệu quả.

- Có khả năng tư duy chiến lược, dự báo và định hướng sự phát triển của đất nước;

- Năng lực tham gia tổng kết lý luận, thực tiễn;

- Năng lực tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật.

- Có ý thức và năng lực đoàn kết, lãnh đạo, điều hành và tổ chức hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và cơ quan thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội.

- Có năng lực phối hợp với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong thực hiện các chức năng, quyền hạn của cơ quan Quốc hội.

- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phó các uỷ ban, hội đồng của Quốc hội hoặc cấp thứ trưởng, phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.

- Đối với chức danh Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ tư lệnh hoặc chính uỷ quân khu và tương đương trở lên.

Đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước

Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:

- Hiểu biết sâu rộng về hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế, nhất là lĩnh vực phụ trách.

- Có năng lực nghiên cứu, đề xuất cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước.

- Có năng lực phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị.

- Am hiểu quản lý nhà nước, có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm, không vụ lợi; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng và tương đương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.

Đối với Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, phó chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:

- Nắm vững hệ thống pháp luật Việt Nam và am hiểu pháp luật, thông lệ quốc tế, nhất là lĩnh vực phụ trách.

- Có năng lực nghiên cứu, đề xuất cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công và giám sát thực hiện có hiệu quả.

- Có năng lực phối hợp với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Quốc hội.

- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ Uỷ viên thường trực, Uỷ viên chuyên trách của Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội hoặc vụ trưởng, tương đương vụ trưởng trở lên hoặc chức vụ phó bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ phó tư lệnh quân khu và tương đương, cục trưởng và tương đương cục trưởng hoặc có quân hàm từ thiếu tướng trở lên.

- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, phó chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội là đại biểu Quốc hội. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có thể không là đại biểu Quốc hội;

- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương vụ trưởng trở lên hoặc chức vụ phó bí thư, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân trở lên của cấp tỉnh.

Đối với Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước:

- Có trình độ chuyên môn sâu và am hiểu về quản lý nhà nước.

- Có năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành các quy phạm pháp luật của ngành, chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong lĩnh vực được phân công;

- Trung thực, công tâm, khách quan, công bằng, không vụ lợi; kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

- Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa Trung ương với địa phương trong triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ kiểm toán trưởng, vụ trưởng hoặc tương đương hoặc chức vụ phó bí thư, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân trở lên của cấp tỉnh.

Vị trí, chức năng của Quốc hội được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về vị trí và chức năng của của Quốc hội như sau:

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}