TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách địa phương như thế nào?

Tôi muốn biết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công là gì và thực hiện như thế nào? Trách nhiệm của các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư của các dự án chuyển tiếp khởi công từ năm 2020 trở về trước và đã thi công được 3 năm nhưng có tỷ lệ vốn đã bố trí trong Kế hoạch đầu tư công năm 2021, 2022 đạt 30% tổng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của dự án tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào theo quy định mới nhất?

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công là gì?

Đầu tư công là hoạt động đầu tư của nhà nước, sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước để thực hiện thiết kế, xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Theo đó, khoản 17 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 quy định về khái niệm kế hoạch đầu tư công như sau:

- Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.

- Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công là quy định hướng dẫn các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến kế hoạch đầu tư công và các loại hình đầu tư công như: mục tiêu của chiến lược, kế hoạch đầu tư công đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương được giao theo quy định…

- Đầu tư công được đánh giá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, việc triển khai và điều chỉnh có hiệu quả kế hoạch đầu tư công có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng góp phần tạo năng lực sản xuất mới, thu hút đầu tư, phục hồi và phát triển kinh tế.

TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách địa phương như thế nào?

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 ngồn vốn ngân sách địa phương tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công thực hiện như thế nào?

Theo Điều 67 Luật Đầu tư công 2019 quy định cụ thể điều chỉnh kế hoạch đầu tư công sẽ được thực hiện như sau:

"Điều 67. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công
1. Quốc hội quyết định điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Do điều chỉnh mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia;
b) Do thay đổi đột biến về cân đối ngân sách nhà nước hoặc khả năng huy động các nguồn vốn.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong trường hợp không thay đổi tổng mức vốn trung hạn và hằng năm đã được Quốc hội quyết định.
3. Thủ tướng Chính phủ căn cứ tình hình cụ thể trong kỳ kế hoạch quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương được giao theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này trong tổng mức vốn của từng Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được Quốc hội quyết định.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
b) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong nội bộ và giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các dự án thuộc danh mục đã được cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch;
b) Gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi đối với vốn ngân sách trung ương.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm đối với vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu thuộc quản lý của cấp mình nhưng không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch;
b) Gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi đối với vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu.
7. Hội đồng nhân dân các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương trong các trường hợp sau đây:
a) Do điều chỉnh mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Do thay đổi đột biến về cân đối thu ngân sách địa phương hoặc khả năng huy động các nguồn vốn của địa phương;
c) Do thay đổi nhu cầu sử dụng hoặc khả năng triển khai thực hiện vốn kế hoạch hằng năm giữa các cơ quan, đơn vị của địa phương.
8. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương để đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình và trong nội bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các đơn vị sử dụng các nguồn vốn này và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước."

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách địa phương tại TP. Hồ Chí Minh?

Theo mục 1 Công văn 1609/UBND-DA ngày 17/5/2022 về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách địa phương quy định trách nhiệm các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư như sau:

- Đối với danh mục 44 dự án chuyển tiếp dự kiến điều chỉnh tổng mức đầu tư: Các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương phối hợp với các Sở chuyên ngành để hoàn chỉnh thủ tục đối với danh mục 44 dự án chuyển tiếp dự kiến điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án theo quy định trước ngày 25 tháng 5 năm 2022, đảm bảo tiến độ trình bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và bổ sung Kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho các dự án tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố dự kiến vào tháng 7 năm 2022.

- Đối với các dự án chuyển tiếp được bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng trung hạn tại Nghị Quyết số 05/NQ-HĐND năm 2022: Các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định trước ngày 25 tháng 5 năm 2022 để đăng ký bổ sung Kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho các dự án này để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

- Đối với các dự án chuyển tiếp khởi công từ năm 2020 trở về trước (đã thi công được 3 năm) nhưng có tỷ lệ vốn đã bố trí trong Kế hoạch đầu tư công năm 2021, 2022 đạt dưới 40% tổng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của dự án: Các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư liên quan và đăng ký bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022 và đẩy nhanh tiến độ thi công, thực hiện dự án. Các cơ quan chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc các dự án không thể tổ chức thi công, thực hiện cũng như thiếu vốn do không đăng ký vốn thực hiện trong năm 2022.

- Đối với các dự án không vướng mắc về mặt bằng, thủ tục đầu tư, có điều kiện thuận lợi để triển khai thi công: Các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư rà soát tiến độ giải ngân và đăng ký bổ sung Kế hoạch đầu tư công năm 2022 để tăng khối lượng thực hiện, rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa công trình vào khai thác, tạo hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Đối với các dự án khác: Các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư căn cứ tình hình thực tế đăng ký bổ sung Kế hoạch đầu tư công năm 2022 (đảm bảo không vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua) đối với các đối tượng sau:

+ Các dự án chưa được bố trí Kế hoạch vốn năm 2022 nhưng đã được bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và đủ điều kiện để được bố trí vốn hằng năm.

+ Các dự án không thuộc đối tượng kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn năm 2021, cần bố trí bổ sung vốn trong Kế hoạch đầu tư công năm 2022 trong phạm vi mức vốn đã được Hội đồng nhân dân Thành phố giao trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Vì vậy, trường hợp trên thuộc quy định tại điểm c mục 1 Công văn 1609/UBND-DA ngày 17/5/2022 cho nên các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư liên quan và đăng ký bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022 và đẩy nhanh tiến độ thi công, thực hiện dự án. Các cơ quan chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc các dự án không thể tổ chức thi công, thực hiện cũng như thiếu vốn do không đăng ký vốn thực hiện trong năm 2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

19 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}