Chương trình quản lý nợ công 03 năm có phải là công cụ quản lý nợ công hay không? Căn cứ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm là gì?

Cho tôi hỏi: Chương trình quản lý nợ công 03 năm có phải là công cụ quản lý nợ công hay không? Căn cứ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm là gì? - Câu hỏi của cô Ý (Huế)

Chương trình quản lý nợ công 03 năm có phải là công cụ quản lý nợ công hay không?

Căn cứ Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công do Chính phủ ban hành.

Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 94/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
3. Công cụ quản lý nợ công bao gồm chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; chương trình quản lý nợ công 03 năm; kế hoạch vay trả nợ công hằng năm.

Theo đó, hiện nay có 04 công cụ quản lý nợ công và chương trình quản lý nợ công 03 năm là một trong những công cụ theo quy định.

Chương trình quản lý nợ công 03 năm có phải là công cụ quản lý nợ công hay không? Căn cứ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm là gì?

Chương trình quản lý nợ công 03 năm có phải là công cụ quản lý nợ công hay không? Căn cứ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm là gì?

Căn cứ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm là gì?

Tại Điều 8 Nghị định 94/2018/NĐ-CP có quy định về căn cứ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm như sau:

Căn cứ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm
1. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch vay, trả nợ công năm hiện hành.
2. Kế hoạch vay trả nợ công 05 năm (trường hợp thời gian 03 năm chương trình trong kế hoạch 05 năm), hoặc mục tiêu, định hướng quản lý nợ công giai đoạn 05 năm sau (trường hợp thời gian 03 năm chương trình có năm nằm giữa hai kỳ kế hoạch 05 năm).
3. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và đầu tư công trong thời gian 03 năm kế hoạch; tình hình thị trường vốn trong nước và quốc tế liên quan đến dự báo trong quá trình lập chương trình quản lý nợ công 03 năm quốc gia năm trước.

Như vậy, việc lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm được thực hiện dựa theo 03 căn cứ sau:

- Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch vay, trả nợ công năm hiện hành.

- Kế hoạch vay trả nợ công 05 năm hoặc mục tiêu, định hướng quản lý nợ công giai đoạn 05 năm sau.

- Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và đầu tư công trong thời gian 03 năm kế hoạch; tình hình thị trường vốn trong nước và quốc tế liên quan đến dự báo trong quá trình lập chương trình quản lý nợ công 03 năm quốc gia năm trước.

Trình tự lập chương trình quản lý nợ công 03 năm ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 94/2018/NĐ-CP, chương trình quản lý nợ công 03 năm được lập theo trình tự như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương, gửi Bộ Tài chính theo quy định của Chính phủ về quản lý nợ của chính quyền địa phương để tổng hợp vào chương trình quản lý nợ công 03 năm.

- Bộ Tài chính lập chương trình quản lý nợ công 03 năm, trình Thủ tướng Chính phủ cùng với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Các bộ, ngành và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc cung cấp thông tin, báo cáo phục vụ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm.

- Căn cứ kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã báo cáo Quốc hội và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính chủ trì hoàn thiện chương trình quản lý nợ công 03 năm, bao gồm hạn mức bảo lãnh Chính phủ, hạn mức vay về cho vay lại năm kế hoạch, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định cùng với kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm.

Theo đó, chương trình quản lý nợ công 03 năm được thực hiện theo nội dung được quy định tại Điều 13 Nghị định 94/2018/NĐ-CP như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương, bao gồm:

+ Xây dựng chương trình quản lý nợ 03 năm sát với tình hình thực tiễn; đánh giá thực hiện năm hiện hành, dự báo cho 02 năm tiếp theo;

+ Ưu tiên giải ngân đối với các khoản ODA và vay ưu đãi nước ngoài vay về cho vay lại; hạn chế vay theo hình thức phát hành trái phiếu (vay thương mại).

- Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện chương trình quản lý nợ công 03 năm, bảo đảm:

+ Việc vay, trả nợ trong phạm vi kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm được Quốc hội quyết định;

+ Đánh giá cơ cấu nợ công phù hợp với chỉ tiêu an toàn nợ, bao gồm nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương và nợ được chính phủ bảo lãnh;

+ Đánh giá thực hiện và đưa ra kiến nghị phù hợp để các chỉ tiêu an toàn nợ công trong phạm vi trần và ngưỡng cảnh báo.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}