Chứng minh trong tố tụng dân sự là gì? Chủ thể nào thực hiện chứng minh trong tố tụng dân sự?
- Chủ thể nào thực hiện chứng minh trong tố tụng dân sự?
- Chứng minh trong tố tụng dân sự là gì?
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong cung cấp chứng cứ là gì?
- Trong tố tụng dân sự thì chứng minh được xem là quyền hay nghĩa vụ của đương sự?
- Tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh là tình tiết, sự kiện nào?
Chủ thể nào thực hiện chứng minh trong tố tụng dân sự?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; khoản 2 Điều 21 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; khoản 2 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và khoản 6 Điều 97 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, có thể xác định chủ thể thực hiện chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm:
- Đương sự;
- Người đại diện của đương sự;
- Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Tòa án nhân dân.
Trong đó, tòa án thực hiện việc chứng minh khi:
- Đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ những vẫn không tự thu thập được và yêu cầu Tòa án thực hiện;
- Bằng văn bản hoặc trực tiếp
- Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
- Trưng cầu giám định;
- Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng;
- Xem xét thẩm định tại chổ;
- Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản;
- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;...
Chứng minh trong tố tụng dân sự là gì? Chủ thể nào thực hiện chứng minh trong tố tụng dân sự?
Chứng minh trong tố tụng dân sự là gì?
Chứng minh trong tố tụng dân sự được xem là hoạt động của chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự.
Chứng minh bao gồm các hoạt động tố tụng như: cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ, chứng minh được các chủ thể tố tụng thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Trong tố tụng dân sự, chứng minh là biện pháp duy nhất để xác định tính có thực của những sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự. Chứng minh giúp thẩm phán, hội thẩm nhân dân và các chủ thể khác thấy rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc được giải quyết, từ đó đảm bảo cho tính đúng đắn của quá trình giải quyết.
Ngoài ra, đối với đương sự, chứng minh có vai trò làm rõ quyền, lợi ích của họ. Trên cơ sở đó sẽ thuyết phục Tòa án.
Trường hợp đương sự không chứng minh được sự tồn tại của quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì quyền, lợi ích ấy sẽ không được Tòa án bảo vệ.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong cung cấp chứng cứ là gì?
Căn cứ vào Điều 7 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.
Theo đó cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm sau:
- Cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự,Tòa án, Viện kiểm sát mà mình đang lưu giữ
- Quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó;
- Trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.
Trong tố tụng dân sự thì chứng minh được xem là quyền hay nghĩa vụ của đương sự?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trong các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự thì việc chứng minh được quy định như sau:
Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
Đồng thời, trong quy định tại khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về quyền, nghĩa vụ của đương sự có quy định:
Quyền, nghĩa vụ của đương sự
...
5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Từ quy định trên có thể thấy, chứng minh vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự trong hoạt động tố tụng dân sự.
Tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh là tình tiết, sự kiện nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 92 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và khoản 2 Điều 92 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;
b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.
Như vậy, nếu rơi vào 01 trong các trường hợp trên thì các chủ thể trong hoạt động tố tụng dân sự không cần phải thực hiện việc chứng minh.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;