Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh gồm những loại nào?
Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh gồm những loại nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, chứng khoán phái sinh gồm những loại sau:
Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh
1. Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm:
a) Hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn niêm yết dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh;
b) Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn giao dịch thỏa thuận dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.
2. Chứng khoán phái sinh giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin về tài sản cơ sở bao gồm: tên, mã và các thông tin khác về tài sản cơ sở;
b) Thông tin về chứng khoán phái sinh bao gồm: tên hợp đồng, quy mô hợp đồng, phương thức giao dịch, giới hạn vị thế, thời gian giao dịch, thời gian đáo hạn, ngày thanh toán cuối cùng, ngày giao dịch cuối cùng, ngày niêm yết, phương thức thực hiện thanh toán, bước giá, đơn vị yết giá, biên độ dao động giá, phương thức xác định giá thanh toán cuối ngày, giá thanh toán cuối cùng, giá tham chiếu, mức ký quỹ;
c) Trường hợp chứng khoán phái sinh là hợp đồng quyền chọn phải có thêm thông tin về loại quyền chọn (mua hoặc bán), kiểu quyền chọn (chỉ thực hiện quyền tại ngày đáo hạn hoặc thực hiện quyền trước hoặc tại ngày đáo hạn), giá thực hiện.
Như vậy, chứng khoán phái sinh bao gồm những loại sau:
- Hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn niêm yết dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh;
- Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn giao dịch thỏa thuận dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.
Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh gồm những loại nào?
Sở giao dịch chứng khoán sử dụng biện pháp gì để ổn định thị trường?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, Sở giao dịch chứng khoán sẽ được áp dụng các biện pháp để ổn định thị trường như sau:
Các biện pháp ổn định thị trường
1. Sở giao dịch chứng khoán áp dụng một hoặc một số biện pháp dưới đây để ổn định thị trường và bảo vệ nhà đầu tư theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán:
a) Thay đổi số phiên giao dịch, thời gian giao dịch;
b) Áp dụng, điều chỉnh giới hạn lệnh;
c) Áp dụng biên độ dao động giá, ngắt mạch thị trường;
d) Hạn chế mở vị thế mới;
đ) Dừng hoặc hủy bỏ các lệnh giao dịch.
2. Sở giao dịch chứng khoán được tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán được phép thực hiện thay đổi số phiên giao dịch, thời gian giao dịch, điều chỉnh giới hạn lệnh, ngắt mạch thị trường, hủy bỏ lệnh giao dịch nhằm ổn định thị trường và bảo vệ nhà đầu tư.
Đầu tư chứng khoán phái sinh được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, Tổ chức, cá nhân được đầu tư vào các chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán phải sinh như sau:
Đầu tư chứng khoán phái sinh
1. Tổ chức, cá nhân được đầu tư vào các chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán phái sinh, trừ trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do vi phạm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các trường hợp đầu tư có điều kiện cụ thể sau đây:
a) Công ty chứng khoán chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh cho phép thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh;
b) Công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro cho danh mục chứng khoán đang nắm giữ đối với nguồn vốn ủy thác từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư; công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro theo quy định của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán đối với nguồn vốn của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ không được đầu tư chứng khoán phái sinh từ nguồn vốn của mình, nguồn vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác;
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
d) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
đ) Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Trong quá trình đầu tư chứng khoán phái sinh, kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về rủi ro và phải tuân thủ quy định pháp luật, không được thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Như vậy, tổ chức, cá nhân được thực hiện đầu tư chứng khoán phái sinh khi đáp ứng các điều kiện trên và tự chịu trách nhiệm về rủi ro khi đầu tư chứng khoán phái sinh.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;