Chủ sở hữu công trình hàng hải có cần trình kế hoạch đến cơ quan nhà nước khi thực hiện bảo trì công trình hàng hải không?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau: Khi lập kế hoạch bảo trì công trình hàng hải thì chủ sở hữu công trình có cần phải nộp kế hoạch đã duyệt đến cơ quan hàng hải không? Xin cảm ơn!

Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải do các tổ chức, cá nhân quản lý có cần phải trình lên cơ quan nhà nước không?

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 8. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải do các tổ chức, cá nhân khác quản lý, sử dụng
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lập, phê duyệt và thực hiện bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại Điều 31, Điều 32 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP .
2. Sau khi phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình gửi Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải khu vực nơi có công trình văn bản phê duyệt và kế hoạch bảo trì công trình hàng hải để tổng hợp, theo dõi.”

Theo đó, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình hàng hải sẽ lập, phê duyệt và thực hiện bảo trì công trình hàng hải theo quy định nêu trên.

Theo đó thì sau khi phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải gửi Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải nơi có công trình văn bản phê duyệt và kế hoạch bảo trì.

Chủ sở hữu công trình hàng hải có cần trình kế hoạch đến cơ quan nhà nước khi thực hiện bảo trì công trình hàng hải không?

Chủ sở hữu công trình hàng hải có cần trình kế hoạch đến cơ quan nhà nước khi thực hiện bảo trì công trình hàng hải không? (Hình từ internet)

Công trình hàng hải đang khai thác, sử dụng khi thực hiện quan trắc thì phải đảm bảo yêu cầu gì?

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 9. Quan trắc công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Công trình hàng hải phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
2. Việc quan trắc đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều này được quy định tại khoản 1 Điều này được quy định trong quy trình bảo trì công trình hàng hải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Đối tượng quan trắc: các kết cấu chịu lực chính của công trình;
b) Thông số quan trắc như biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng, ... và giá trị giới hạn của các thông số này; thời gian quan trắc; chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
3. Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng:
a) Nhà thầu quan trắc lập đề cương quan trắc phù hợp với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chấp thuận;
b) Nhà thầu quan trắc thực hiện quan trắc theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Các số liệu quan trắc phải được phân tích, đánh giá; kết quả quan trắc phải được so sánh với giá trị giới hạn thiết kế cho phép và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan;
c) Trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức kiểm định, đánh giá nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.”

Theo đó, việc quan trắc công trình hàng hải đang trong quá trình khai thác, sử dụng thì phải đảm bảo được các yêu cầu chung theo quy định như trên.

Việc đánh giá an toàn công trình hàng hải được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 10. Đánh giá an toàn công trình hàng hải
1. Trình tự, nội dung đánh giá an toàn công trình hàng hải thực hiện theo quy định tại Điều 36, Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP .
2. Trách nhiệm đánh giá và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình hàng hải
a) Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình hàng hải theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ;
b) Việc xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình hàng hải thực theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP .
3. Thời hạn đánh giá an toàn công trình thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác công trình được duyệt; yêu cầu của chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình hoặc quy định của nhà sản xuất thiết bị lắp đặt vào công trình.
4. Tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn công trình hàng hải là tổ chức kiểm định đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 15/2021/NĐ-CP). Phạm vi hoạt động của tổ chức này được thực hiện như đối với tổ chức kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP .
5. Danh mục các công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định tại Phụ lục III Thông tư này.”

Như vậy, việc đánh giá an toàn công trình hàng hải được thực hiện theo quy định nêu trên.

Thông tư 19/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

35 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}