Cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng lập quy hoạch?

Cho tôi hỏi có thể thực hiện các thủ tục rút gọn để đẩy nhanh tiến độ nâng cao chất lượng quy hoạch hay không? Tôi cảm ơn!

Cho phép thực hiện một số thủ tục rút gọn trong việc lập quy hoạch?

Theo tiểu mục 1 Mục 1 Nghị quyết 64/NQ-CP năm 2022 quy định về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch như sau:

- Cho phép các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch và các luật, pháp lệnh đã được sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch có thể lập đồng thời để bảo đảm tính đồng bộ; quy hoạch nào được lập, thẩm định xong trước thì được quyết định hoặc phê duyệt trước.

+ Sau khi quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, nếu có nội dung chưa phù hợp thì quy hoạch thấp hơn phải điều chỉnh theo quy hoạch cao hơn, bảo đảm thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Cho phép điều chỉnh tiến độ lập quy hoạch, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt trong năm 2022 đối với các quy hoạch cấp quốc gia mang tính cấp thiết, tạo thuận lợi cho việc điều hành, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Cơ bản hoàn thành các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia trong năm 2023.

- Cho phép các quy hoạch nêu tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 được tiếp tục thực hiện, kéo dài thời kỳ và điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch; xem xét, lồng ghép các nội dung liên quan để đưa vào quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.

- Cho phép Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu để lập các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh mà chưa lựa chọn được nhà thầu.

+ Việc chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức chỉ định thầu phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp không áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc áp dụng mà không lựa chọn được nhà thầu thì người có thẩm quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu khác để lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

- Cho phép sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để lập, thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành mà chưa được bố trí vốn và các quy hoạch được điều chỉnh tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này.

+ Được phép huy động và sử dụng các nguồn vốn xã hội hóa, bảo đảm tuân thủ quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch của Luật Quy hoạch.

Cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng lập quy hoạch?

Cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng lập quy hoạch? (Hình từ internet)

Một số giải pháp khác để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng lập quy hoạch?

Theo tiểu mục 1 Mục 1 Nghị quyết 64/NQ-CP năm 2022 quy định về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch như sau:

- Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia xác định định hướng phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội; định hướng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng mang tính chiến lược trên lãnh thổ bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời.

+ Chưa thực hiện điểm n khoản 2 Điều 22 Luật Quy hoạch về Danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện.

- Việc điều chỉnh quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 trong trường hợp quy hoạch thấp hơn được phê duyệt trước nhưng có nội dung chưa phù hợp với quy hoạch cao hơn được thực hiện theo hướng không phải lập nhiệm vụ lập quy hoạch và giảm bớt một số thủ tục về điều chỉnh quy hoạch.

Trách nhiệm của Chính phủ trong tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng lập quy hoạch?

Theo tiểu mục 1 Mục 1 Nghị quyết 64/NQ-CP năm 2022 quy định về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch như sau:

- Giao Chính phủ nghiên cứu các quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đảm bảo độc lập, trên cơ sở tăng cường trách nhiệm cho các cấp, rút gọn thủ tục hành chính, không gây phiền hà và phát sinh chi phí, phù hợp với các quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Giao Chính phủ đánh giá tác động việc bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch; nghiên cứu khôi phục lại các quy hoạch sản phẩm cần thiết, mang tính chiến lược, đảm bảo không trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Trên đây là một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng lập quy hoạch trong đó, cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng lập quy hoạch.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

48 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}