Chính sách hỗ trợ người lao động làm việc trong doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi doanh nghiệp giải thể?

Tôi có một thắc mắc: Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi giải thể người lao động trong doanh nghiệp có được luân chuyển công tác sang doanh nghiệp nhà nước khác hay không? Những người lao động này có được hỗ trợ gì khi doanh nghiệp đó giải thể hay không?

Trách nhiệm của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi giải thể?

Căn cứ Điều 45 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 45. Trách nhiệm của doanh nghiệp bị giải thể
1. Khi có quyết định giải thể, doanh nghiệp bị giải thể phải niêm yết công khai quyết định giải thể tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp và đăng báo điện tử hoặc báo viết trong 03 số liên tiếp kèm theo thông báo về ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và thời gian yêu cầu các chủ nợ đến đối chiếu nợ.
2. Kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể có trách nhiệm:
a) Không thực hiện tất cả các hoạt động bị cấm theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp;
b) Chấm dứt các hoạt động kinh doanh, thanh toán các khoản nợ phải trả, cho mượn tài sản, giữ hộ tài sản;
c) Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
d) Lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả (chia ra nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm); danh sách khách nợ và số nợ phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi);
đ) Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, doanh nghiệp phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
a) Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của doanh nghiệp; danh sách các chủ nợ, khách nợ của doanh nghiệp;
b) Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp (kể cả tài sản chưa thu hồi được), tài sản nhận giữ hộ, đi mượn, đi thuê.”

Theo đó, từ khi quyết định giải thể có hiệu lực thì doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ không được thực hiện tất cả các hoạt động bị cấm theo Luật Doanh nghiệp 2020, phải chấm dứt hoạt động kinh doanh và thanh toán nợ, phải khóa sổ kế toán, lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả và gửi văn bản đề nghị Cơ quan thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Chính sách hỗ trợ người lao động làm việc trong doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi doanh nghiệp giải thể?

Người lao động trong doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ được hỗ trợ gì khi giải thể?

Căn cứ Điều 46 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 46. Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý
1. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm sau khi giải thể doanh nghiệp. Trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.”

Theo đó, người lao động đủ điều kiện sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc.

Thực hiện giải thể doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong thời gian bao lâu?

Căn cứ Điều 47 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 47. Thời hạn giải thể doanh nghiệp
1. Thời gian giải thể doanh nghiệp không quá 01 năm kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực và có thể kéo dài thêm nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp được người quyết định giải thể đồng ý bằng văn bản. Trường hợp có vướng mắc, khó khăn dẫn đến kéo dài thời gian giải thể so với thời hạn nêu trên thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thời hạn giải thể thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.”

Như vậy, thời gian thực hiện giải thể doanh nghiệp do nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là không được quá 01 năm kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

26 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}