Chính sách của Nhà nước đối với quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định mới nhất như thế nào?

Chính sách của Nhà nước đối với quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định mới nhất như thế nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Chính phủ ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả quyền liên quan đúng không?

Ngày 26/04/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nghị định 17/2023/NĐ-CP áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan.

- Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

Theo đó, Nghị định hướng dẫn bao gồm 07 Chương với 116 Điều, 03 Phụ lục. Cụ thể như sau:

- Chương I: Quy định chung

- Chương II: Quyền tác giả, quyền liên quan

- Chương III: Giới hạn, ngoại lệ quyền tác giả, quyền liên quan

- Chương IV: Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

- Chương V: Tổ chức đại diện tập thể, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan

- Chương VI: Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

- Chương VII: Điều khoản thi hành

- Phụ luc I: Biểu mức tiền bản quyền khi phát sóng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan

- Phụ lục II: Biểu mức tiền bản quyền khi sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong hoạt động kinh doanh, thương mại trong trường hợp giới hạn quyền tác giả,giới hạn quyền liên quan;

- Phụ lục III: Bao gồm 13 mẫu văn bản trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.

Chính sách của Nhà nước đối với quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định mới nhất như thế nào?

Chính sách của Nhà nước đối với quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định mới nhất như thế nào?

Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định mới ra sao?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
1. Hỗ trợ tài chính để mua bản quyền cho các cơ quan, tổ chức nhà nước có nhiệm vụ phổ biến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có giá trị tư tưởng, khoa học, giáo dục và nghệ thuật phục vụ lợi ích công cộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
2. Ưu tiên đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan từ trung ương đến địa phương.
3. Ưu tiên đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ và chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Tăng cường giáo dục kiến thức về quyền tác giả, quyền liên quan trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo.
5. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khuyến khích sáng tạo, khai thác, chuyển giao, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
6. Ưu đãi cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; thúc đẩy thực hiện việc chuyển đổi định dạng dễ tiếp cận cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận tác phẩm.

Như vậy, theo quy định mới, đối với quyền tác giả, quyền liên quan, Nhà nước có 06 chính sách nêu trên.

Theo đó, Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan từ trung ương đến địa phương.

Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 10 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có hướng dẫn thực hiện quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh như sau:

(1) Đối với quyền đứng tên trên tác phẩm điện ảnh

- Đối tượng được đứng tên trên tác phẩm điện ảnh, được nêu tên khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng, bao gồm;

+ Biên kịch, đạo diễn;

+ Quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo, diễn viên điện ảnh và những người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh; (Có thể không nêu tên toàn bộ trong trường hợp bắt buộc do cách thức sử dụng tác phẩm điện ảnh).

- Trường hợp thỏa thuận đặt tên đối với tác phẩm điện ảnh độc lập: Biên kịch, đạo diễn không được lợi dụng quyền nhân thân của mình ngăn cản việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm phù hợp với các điều kiện về sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm điện ảnh.

(2) Phạm vi cấm sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc được sử dụng trong tác phẩm điện ảnh chỉ có thể cấm hành vi xuyên tạc kịch bản, tác phẩm âm nhạc hoặc sửa đổi, cắt xén kịch bản, tác phẩm âm nhạc gây phương hại đến danh dự, uy tín của họ.

(3) Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh

Được hiểu là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}