Chia sẻ thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải đến Tổng cục Hải quan để phòng chống buôn lậu từ 01/9/2022?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình?
- Thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt trên xe ô tô kinh doanh vận tải phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải sẽ được chia sẻ cho Tổng cục Hải quan để phòng chống buôn lậu?
Xe ô tô kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.
4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.”
Theo như quy định trên thì hiện nay xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa và xe trung chuyển bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Chia sẻ thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải đến Tổng cục Hải quan để phòng chống buôn lậu từ 01/9/2022?
Thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt trên xe ô tô kinh doanh vận tải phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT) quy định như sau:
“Điều 8. Quy định về quản lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm);
b) Dữ liệu từ camera truyền về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải, máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam dưới định dạng ảnh theo chuẩn JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640x480 pixel. Trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, dữ liệu từ camera phải được gửi lại đầy đủ, chính xác theo quy định về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại;
c) Các dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định..”
Theo đó, khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên xe ô tô kinh doanh vận tải thì thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định như trên.
Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải sẽ được chia sẻ cho Tổng cục Hải quan để phòng chống buôn lậu?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, như sau:
…
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 12 như sau:
"b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu."
Theo đó thì trong thời gian tới thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải sẽ được chia sẻ thêm cho một cơ quan nữa là Tổng cục Hải quan để bảo đảm công tác phòng chống buôn lậu.
Nghị định 47/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;