Chỉ thị 18/CT-TTg hướng dẫn chính sách lương hưu của Thủ tướng Chính phủ qua 2 giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 ra sao?
Chỉ thị 18/CT-TTg hướng dẫn chính sách lương hưu của Thủ tướng Chính phủ qua 2 giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 ra sao?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030.
Trong đó, chính sách lương hưu được đánh giá và xác định để xây dựng kết hoạch tài chính 5 năm qua 2 giai đoạn gồm:
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025
- Xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026 - 2030
Cụ thể:
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, lương hưu, trợ cấp người có công, các chính sách an sinh xã hội.
- Xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026 - 2030 xác định khung cân đối ngân sách nhà nước về các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước, trong đó có việc thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương và các chính sách lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội.
Như vậy, Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 - 2030 thì chính sách lương hưu giai đoạn 2021 đến 2025 được đánh giá để làm căn cứ lập kế hoạch xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026 đến 2030 như trên.
Chỉ thị 18/CT-TTg hướng dẫn chính sách lương hưu của Thủ tướng Chính phủ qua 2 giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 ra sao?
Cách tính lương hưu từ 01/7/2024 khi bỏ lương cơ sở?
Theo tinh thần tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi cải cách tiền lương có đề cập đến lương cơ sở như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Từ những quy định trên, có thể thấy, chính sách cải cách tiền lương sẽ loại bỏ lương cơ sở từ 01/7/2024.
Theo đó, cách tính lương hưu sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
Theo quy định hiện nay tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, đối với người tham gia BHXH bắt buộc, cách tính lương hưu năm 2024 được tính dựa trên tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, cách tính lương hưu được thể hiện dưới công thức như sau:
Mức lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Như vậy, theo công thức trên thì lương cơ sở không phải là đối tượng điều chỉnh trực tiếp trong cách tính lương hưu hàng tháng, do đó, dự kiến, khi bỏ lương cơ sở từ 01/7/2024, cách tính lương hưu nêu trên có thể sẽ không thay đổi cho đến khi có quy định mới.
Đối với người được điều chỉnh tăng lương hưu từ 01/7/2024 thì công thức tính lương hưu hàng tháng có thể được tính như sau:
Mức lương hưu hàng tháng sau điều chỉnh | = | Mức lương hưu trước điều chỉnh | + | (Tỷ lệ điều chỉnh x Mức lương hưu trước điều chỉnh). |
Tuy nhiên, về mức lương hưu thấp nhất theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là bằng mức lương cơ sở. Chính vì thế, khi lương cơ sở bị bãi bỏ, cần có hướng dẫn mới đối với quy định về mức lương hưu thấp nhất này.
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao lâu thì được hưởng lương hưu?
Tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.;
Như vậy, để được hưởng lương hưu thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như là số năm đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó, số năm đóng bảo hiểm xã hội là ít nhất đủ 20 năm kể cả nam và nữ hoặc có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;