Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo Luật Đấu thầu mới nhất được quy định như thế nào?

Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo Luật Đấu thầu mới nhất được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh H.P.L ở Hà Nội.

Chi phí trong lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu mới nhất được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 15 Luật Đấu thầu 2023 quy định chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư như sau:

Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
1. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
a) Hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu trong nước, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu quốc tế được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; nhà thầu nộp tiền mua bản điện tử hồ sơ mời thầu khi nộp hồ sơ dự thầu;
c) Chủ đầu tư, bên mời thầu chịu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí liên quan đến tổ chức lựa chọn nhà thầu;
d) Nhà thầu chịu chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, tham dự thầu, chi phí giải quyết kiến nghị (nếu có).
...

Theo đó, chi phí trong lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:

- Hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu trong nước, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

- Hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu quốc tế được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; nhà thầu nộp tiền mua bản điện tử hồ sơ mời thầu khi nộp hồ sơ dự thầu;

- Chủ đầu tư, bên mời thầu chịu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí liên quan đến tổ chức lựa chọn nhà thầu;

- Nhà thầu chịu chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, tham dự thầu, chi phí giải quyết kiến nghị (nếu có).

Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo Luật Đấu thầu mới nhất được quy định như thế nào?

Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo Luật Đấu thầu mới nhất được quy định như thế nào?

Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 15 Luật Đấu thầu 2023 quy định chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư như sau:

Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
...
2. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định như sau:
a) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu trong nước được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu quốc tế được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; nhà đầu tư nộp tiền mua bản điện tử hồ sơ mời thầu khi nộp hồ sơ dự thầu;
c) Bên mời thầu chịu chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí liên quan đến tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
d) Nhà đầu tư chịu chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, tham dự thầu, chi phí giải quyết kiến nghị (nếu có).

Theo đó, chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định như sau:

- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu trong nước được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

- Hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu quốc tế được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; nhà đầu tư nộp tiền mua bản điện tử hồ sơ mời thầu khi nộp hồ sơ dự thầu;

- Bên mời thầu chịu chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí liên quan đến tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

- Nhà đầu tư chịu chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, tham dự thầu, chi phí giải quyết kiến nghị (nếu có).

Luật Đấu thầu 2023 sửa đổi phạm vi điều chỉnh ra sao?

Tại Điều 1 và Điều 2 Luật Đấu thầu 2023 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Luật Đấu thầu 2013 theo hướng bổ sung hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.

Cụ thể bao gồm:

- Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Dự án đầu tư thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực

Việc đưa vào phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đấu thầu sẽ làm cơ sở cho địa phương tổ chức thuận lợi hơn trong thực hiện, lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực tốt thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.

Ngoài ra, Luật Đấu thầu 2023 đã phân biệt rõ nguồn vốn thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật, gồm:

- Vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước,

- Vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện dự án đầu tư hoặc dự toán mua sắm cụ thể các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Luật Đấu thầu 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}