Cấu trúc đề thi THPT 2024 chính thức là gì? Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tất cả các môn ra sao?

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2024 chính thức là gì? Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tất cả các môn ra sao? Câu hỏi từ anh V.H - Lâm Đồng

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2024 chính thức là gì?

Theo Kế hoạch 1780/KH-BGDĐT 2023 và Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 thì 2024 là năm cuối cùng thực hiện dạy học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm cũ.

Về cơ bản, vẫn sẽ giữ ổn định cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2024 như các năm trước đó và bắt đầu thay đổi cấu trúc từ năm 2025.

Tuy nhiên, để chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn mới nên trong đề thi có sự tăng cường hợp lý một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn để từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cụ thể, về cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2024, định dạng và mức độ phân hóa, đề thi cơ bản giữ ổn định với 4 cấp độ nhận thức nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; phù hợp với các mục tiêu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Về nội dung, đề thi bảo đảm khoa học, chính xác theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006; có độ phân hóa cao hơn, đặc biệt là các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao.

Ngoài ra, trong các đề thi có những câu hỏi nhằm giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, xã hội, được xây dựng tiệm cận theo định hướng đánh giá năng lực người học giúp đánh giá được năng lực thí sinh một cách công bằng và chính xác.

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT) có nêu rõ cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2024 gồm những môn như sau:

(1) Đối với thí sinh thi tổ hợp Khoa học tự nhiên:

- Toán;

- Ngữ văn;

- Ngoại ngữ;

- Vật lí, Hóa học, Sinh học trong 01 bài thi tổ hợp.

(2) Đối với thí sinh thi tổ hợp Khoa học Xã hội:

- Toán;

- Ngữ văn;

- Ngoại ngữ;

- Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân.

(3) Đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông thi tổ hợp Khoa học Xã hội:

- Toán;

- Ngữ văn;

- Ngoại ngữ;

- Lịch sử, Địa lí.

Trong đó, quy định rõ môn ngoại ngữ dự thi tốt nghiệp THPT 2024 bao gồm:

- Tiếng Anh,

- Tiếng Nga,

- Tiếng Pháp,

- Tiếng Trung Quốc,

- Tiếng Đức,

- Tiếng Nhật

- Tiếng Hàn

Cấu trúc đề thi THPT 2024 chính thức là gì? Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tất cả các môn ra sao?

Cấu trúc đề thi THPT 2024 chính thức là gì? Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tất cả các môn ra sao? (Hình từ Internet)

Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024 thế nào?

Theo Công văn 1277/BGDĐT-QLCL, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Trong đó:

- Ngày 26/6/2024: làm thủ tục dự thi;

- Ngày 27, 28/6/2024: tổ chức coi thi;

- Ngày 29/6/2024: dự phòng.

Thời gian công bố kết quả thi dự kiến vào 8 giờ 00 ngày 17/7/2024. Sau đó, các địa phương tiến hành xét tốt nghiệp cho học sinh dự thi và sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kế hoạch tuyển sinh.

Cụ thể thứ tự thi các môn vào 2 ngày 27-28/6/2024 như sau:

Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT 2024 là gì?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định về đối tượng, điều kiện dự thi như sau:

- Đối với người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi thì phải bảo đảm:

+ Được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;

+ Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.

- Đối với người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước:

+ Phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;

+ Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT).

Bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định;

+ Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;

- Đối với người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT;

Lưu ý: Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.

Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/4/2024.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}