Trường hợp công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 sẽ phục vụ tại ngũ 30 tháng theo quy định pháp luật hiện hành?
Trường hợp công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 sẽ phục vụ tại ngũ 30 tháng theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có nội dung:
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
...
Như vậy, trong trường hợp thông thường thì công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 sẽ có thời hạn phục vụ tại ngũ là 24 tháng. Tuy nhiên, công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 sẽ phục vụ tại ngũ 30 tháng khi được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ trong trường hợp sau đây:
(1) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
(2) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Trường hợp công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 sẽ phục vụ tại ngũ 30 tháng theo quy định pháp luật hiện hành? (Hình từ Internet)
Thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ, chính sách nào?
Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP thì thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ, chính sách sau:
- Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau đây:
(1) Khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp mức 3.000.000 đồng/suất/lần;
(2) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/thân nhân/lần;
(3) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/người.
- Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất (1) được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với một hạ sĩ quan, binh sĩ; chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất (2) được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với mỗi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ;
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khám những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
- Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm;
- Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng là cán bộ tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về y tế cấp huyện đảm nhiệm;
- Các ủy viên là cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị gồm: Trung tâm Y tế cấp huyện, bệnh viện đa khoa cấp huyện (nếu có), cơ quan y tế cấp huyện, quân y Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và đại diện các đơn vị có liên quan; trường hợp cần thiết có thể tăng cường cán bộ, nhân viên y tế cấp tỉnh hoặc quân y Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh quyết định nguồn nhân lực;
- Thành viên Hội đồng đảm bảo đủ bộ phận, chuyên khoa theo quy định tại khoản 5 Điều này và phải có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề phù hợp với nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
- Lập danh sách công dân khám;
- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe (Ra lệnh gọi khám sức khỏe);
- Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung sau:
+ Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);
+ Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HTV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.
Thực hiện theo 2 vòng: Khám thể lực, lâm sàng và khám cận lâm sàng, sàng lọc HIV, ma túy. Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì ủy viên Hội đồng trực tiếp khám báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám. Chỉ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng.
Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đối với trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;