Người Việt Nam có thể trở thành Lãnh sự danh dự cho Cơ quan lãnh sự nước ngoài?

Ban tư vấn cho tôi hỏi về vấn đề này: Khi một quốc giá khác thành lập cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam thì họ sẽ cử người làm lãnh sự danh dự và người này được hưởng các quyền ưu đãi. Vậy trường hợp người này không còn là lãnh sự danh dự thì có còn hưởng quyền ưu đãi không? Người Việt Nam có được làm lãnh sự danh dự cho nước ngoài hay không?

Người Việt Nam có thể làm Lãnh sự danh dự cho nước ngoài?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Tiêu chuẩn của ứng viên Lãnh sự danh dự
Người được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có quốc tịch Nước cử hoặc quốc tịch Việt Nam. Trường hợp là người có quốc tịch của nước thứ ba hoặc người có hai hay nhiều quốc tịch thì phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao theo trình tự thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 5. Sự đồng ý về quốc tịch này có thể bị rút lại vào bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do. Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm thông báo đến Nước cử.
2. Thường trú tại Việt Nam hoặc đã cư trú, làm việc ít nhất 01 năm tại khu vực lãnh sự.
3. Không phải là cán bộ công chức, viên chức hoặc người lao động nhận lương từ ngân sách nhà nước của bất kỳ nước nào.
4. Bố trí trụ sở làm việc hoặc nơi cư trú trong khu vực lãnh sự của Cơ quan lãnh sự mà người đó dự kiến đứng đầu.
5. Có lý lịch tư pháp rõ ràng.
6. Có khả năng tài chính, uy tín trong xã hội.”

Theo đó, đối với cá nhân được chấp thuận làm lãnh sự danh dự thì cần phải đấp ứng các điều kiện theo quy định như trên.

Như vậy, người Việt Nam có thể trở thành Lãnh sự danh dự cho nước ngoài.

Người Việt Nam có thể trở thành Lãnh sự danh dự cho Cơ quan lãnh sự nước ngoài?

Người Việt Nam có thể trở thành Lãnh sự danh dự cho Cơ quan lãnh sự nước ngoài?

Hồ sơ đề nghị chấp thuận lãnh sự danh dự gồm những thành phần nào?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 26//2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 7. Hồ sơ đề nghị chấp thuận Lãnh sự danh dự
1. Công hàm của Nước cử gửi Bộ Ngoại giao trong đó nêu cụ thể việc đề cử một cá nhân làm Lãnh sự danh dự, dự kiến đặt trụ sở Cơ quan lãnh sự danh dự và khu vực lãnh sự, chức năng lãnh sự và nhiệm kỳ của Lãnh sự danh dự.
2. Sơ yếu lý lịch có ảnh.
3. Bản sao hộ chiếu.
4. Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp trong thời hạn không quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ xin chấp thuận.”

Như vậy, để yêu cầu chấp thuận Lãnh sự danh dự tại Việt Nam thì nước cử phải gửi hồ sơ đề nghị theo những thành phần đã được nêu ở quy định trên.

Trường hợp nào sẽ chấm dứt hoạt động lãnh sự danh dự?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 26//2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 8. Chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự
1. Lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hạn nhiệm kỳ hoạt động chấm dứt và Nước cử không thông báo về việc gia hạn tư cách Lãnh sự danh dự của người này.
b) Lãnh sự danh dự bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
c) Lãnh sự danh dự có nguyện vọng thôi không làm Lãnh sự danh dự và được Nước cử chấp thuận.
d) Lãnh sự danh dự bị Bộ Ngoại giao thu hồi Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự. Việc thu hồi Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự có thể được Bộ Ngoại giao thực hiện bất kỳ lúc nào mà không cần nêu rõ lý do.
đ) Nước cử có công hàm thông báo Cơ quan lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động.
2. Trừ trường hợp nêu tại điểm a và d khoản 1 Điều này, Nước cử sẽ thông báo chính thức đến Bộ Ngoại giao về việc chấm dứt hoạt động của Cơ quan Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự. Trên cơ sở này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ ra quyết định chấm dứt hoạt động của Cơ quan Lãnh sự danh dự và/hoặc Lãnh sự danh dự.
3. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều này, các ưu đãi miễn trừ và quyền được hưởng các ưu đãi miễn trừ đối với Cơ quan Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự theo quy định tại Nghị định này, pháp luật có liên quan cũng chấm dứt.
4. Ngay sau khi ra quyết định chấm dứt hoạt động của Cơ quan Lãnh sự danh dự và/hoặc Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam về việc này theo thủ tục quy định tại khoản 4 Điều 5.
Lãnh sự danh dự có trách nhiệm dỡ bỏ biển trụ sở, quốc kỳ quốc huy của Nước cử tại trụ sở hoạt động của Cơ quan lãnh sự danh dự, trên phương tiện giao thông và hoàn trả lại Chứng minh thư Lãnh sự danh dự theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 của Nghị định này.”

Như vậy, lãnh sự danh dự sẽ bị chấm dứt khi thuộc một trong năm trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 26/2022/NĐ-CP. Khi chấp dứt hoạt động lãnh sự danh dự thì các ưu đãi miễn trừ dành cho lãnh sự danh dự và cơ quan lãnh sự danh dự cũng theo đó bị chấm dứt theo.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

33 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}