Bị nói ngọng có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Công dân khi đi khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự cần xuất trình giấy tờ gì?
Cách xác định phân loại sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP hướng dẫn phân loại sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
- Căn cứ phân loại sức khỏe dựa trên tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
- Cách cho điểm để phân loại sức khoẻ được xác định như sau:
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
+ Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
+ Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
+ Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
+ Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
+ Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
+ Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
- Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
+ Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;
+ Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);
+ Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;
+ Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.
- Cách phân loại sức khỏe sẽ căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
+ Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
+ Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
+ Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
+ Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
+ Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
+ Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Ngoài ra, đối với trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
Đối với trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;
Đối với trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
Đối với những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.
Bị nói ngọng có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Công dân khi đi khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự cần xuất trình giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Bị nói ngọng có được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về phân loại sức khoẻ theo bệnh tật thì công dân bị nói ngọng được xếp vào bệnh thanh quản được đánh giá điểm 3 đến 6 tùy mức độ mà người nghe có thể hiểu.
Cụ thể, trường hợp người nghe hiểu từ 75% đến dưới 100% từ sẽ đạt điểm 3. Trường hợp người nghe hiểu từ 50% đến dưới 75% từ sẽ đạt điểm 4. Trường hợp người nghe hiểu từ 20% đến dưới 50% từ sẽ đạt điểm 5. Trường hợp người nghe hiểu dưới 20% sẽ đạt điểm 6.
Đồng thời, quy định phân loại sức khoẻ tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:
Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
...
4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Như vậy, công dân bị nói ngọng có phân loại sức khoẻ từ 3 đến 6 theo quy định trên.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2020/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khoẻ đi nghĩa vụ quân sự như sau:
Tiêu chuẩn tuyển quân
...
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Như vậy, trong trường hợp công dân được xếp loại sức khỏe loại 3 vẫn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Công dân khi đi khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự cần xuất trình giấy tờ gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về những giấy tờ cần xuất trình khi đi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:
- Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
- Giấy chứng minh nhân dân;
- Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;