Các bên tham gia hòa giải cơ sở có thể mời người uy tín trong dòng họ tham gia hòa giải cơ sở không?

Tôi muốn hỏi các bên tham gia hòa giải cơ sở có thể mời người uy tín trong dòng họ tham gia hòa giải cơ sở không? - câu hỏi của anh Uy (Nha Trang)

Thủ tục hòa giải ở cơ sở được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Phân công hòa giải viên

Việc phân công hòa giải viên được căn cứ tại Điều 18 Luật Hòa giải cơ sở 2013 quy định như sau:

- Tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải trong trường hợp các bên không lựa chọn hòa giải viên.

- Tổ trưởng tổ hòa giải không phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải nếu có căn cứ cho rằng hòa giải viên có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc có lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.

- Trong quá trình hòa giải, nếu hòa giải viên vi phạm nguyên tắc hoạt động hòa giải hoặc nghĩa vụ khác của hòa giải viên thì tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên khác thực hiện việc hòa giải.

Bước 2: Tiến hành hòa giải

Việc tiến hành hòa giải được căn cứ tại Điều 21 Luật Hòa giải cơ sở 2013 quy định như sau:

- Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.

- Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.

- Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Lưu ý: Trường hợp các bên ở thôn, tổ dân phố khác nhau thì tổ hòa giải ở thôn, tổ dân phố đó phối hợp thực hiện việc hòa giải và thông báo với Trưởng ban công tác Mặt trận tại nơi đó cùng phối hợp thực hiện.

Bước 3: Kết thúc hòa giải cơ sở

Việc kết thúc hòa giải cơ sở được căn cứ vào Điều 23 Luật Hòa giải cơ sở 2013, hòa giải cơ sở kết thúc khi:

- Các bên đạt được thỏa thuận.

- Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải.

- Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.

- Theo đó nếu các bên đạt được thỏa thuận thì căn cứ vào Điều 24 Luật hòa giải cơ sở 2013, các bên có thể thỏa thuận lập văn bản hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:

+ Căn cứ tiến hành hòa giải;

+ Thông tin cơ bản về các bên;

+ Nội dung chủ yếu của vụ, việc;

+ Diễn biến của quá trình hòa giải;

+ Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;

+ Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận;

+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của hòa giải viên.

Còn trường hợp nếu hòa giải không thành thì căn cứ vào Điều 27 Luật Hòa giải cơ sở 2013 các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Các bên tham gia hòa giải cơ sở có thể mời người uy tín trong dòng họ tham gia hòa giải cơ sở không?

Các bên tham gia hòa giải cơ sở có thể mời người uy tín trong dòng họ tham gia hòa giải cơ sở không?

Các bên tham gia hòa giải cơ sở có thể mời người uy tín trong dòng họ tham gia hòa giải cơ sở không?

Căn cứ tại Điều 19 Luật Hòa giải cơ sở 2013 quy định như sau:

Người được mời tham gia hòa giải
1. Trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng , chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải.
2. Người được mời tham gia hòa giải phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động hòa giải ở cơ sở.
3. Cơ quan, tổ chức có người được mời tham gia hòa giải có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia hòa giải.

Theo đó, trong quá trình hòa giải, một trong các bên có thể mời người uy tín trong dòng họ tham gia hòa giải cơ sở nếu thấy cần thiết

Tuy nhiên, phải được sự đồng ý của bên còn lại

Đồng thời người được mời tham gia hòa giải phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải cơ sở được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 17 Luật Hòa giải cơ sở 2013 quy định quyền và nghĩa vụ của các bên như sau:

- Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải.

- Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.

- Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai.

- Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.

- Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.

- Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan.

- Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}