Vợ chồng không ly hôn có được quyền yêu cầu tòa án chia tài sản chung không? Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi nào?

Cho hỏi, có trường hợp nào vợ chồng không ly hôn nhưng vẫn được quyền yêu cầu tòa án chia tài sản chung hay không? Câu hỏi của chị Liên (Hà Nội)

Vợ chồng không ly hôn có được quyền yêu cầu tòa án chia tài sản chung không?

Tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo đó, trong thời kỳ hôn nhân (chưa ly hôn) thì vợ chồng có quyền thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc chia tài sản chung, hoặc có thể nhờ tòa án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc được ghi trong bản án, quyết định của tòa.

Vợ chồng không ly hôn vẫn được quyền yêu cầu tòa án chia tài sản chung? Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi nào?

Vợ chồng không ly hôn vẫn được quyền yêu cầu tòa án chia tài sản chung? Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi nào? hình từ internet (Hình từ internet)

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi nào?

Tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu như sau:

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi ảnh hưởng đến gia đình hoặc thành viên gia đình và để nhằm trốn tránh thực hiện một số nghĩa vụ theo quy định.

Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi nào?

Tại Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
2. Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
3. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Theo đó, việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa vợ chồng.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}