Căn cứ áp dụng biện pháp xử lý trong hoạt động giám sát ngân hàng và khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng?
Căn cứ áp dụng biện pháp xử lý trong hoạt động giám sát ngân hàng?
Căn cứ vào Điều 21 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:
“Điều 21. Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng
1. Căn cứ vào kết quả giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng thực hiện cảnh báo, khuyến nghị đối với đối tượng giám sát ngân hàng, tùy theo mức độ an toàn, lành mạnh và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật (nếu có); trình Thống đốc Ngân hàng nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo thẩm quyền:
a) Áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Điều 25 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ (đã sửa đổi, bổ sung) quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
b) Áp dụng hình thức giám sát tăng cường đối với đối tượng giám sát ngân hàng;
c) Kiến nghị tiến hành thanh tra, kiểm tra đối tượng giám sát ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, dấu hiệu rủi ro, không an toàn trong hoạt động;
d) Sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ, ngân hàng (nếu có).
2. Trường hợp cần thiết, để đánh giá đầy đủ thực trạng hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng (không bao gồm chi nhánh của tổ chức tín dụng) thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán một, một số hoặc tất cả các nội dung hoạt động theo quy định pháp luật.”
Theo đó căn cứ vào kết quả giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng thực hiện cảnh báo, khuyến nghị đối với đối tượng giám sát ngân hàng, tùy theo mức độ an toàn, lành mạnh và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng để áp dụng các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng.
Việc áp dụng các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định nêu trên.
Căn cứ áp dụng biện pháp xử lý trong hoạt động giám sát ngân hàng và khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng?
Căn cứ vào nội dung nào để khuyến nghị, cảnh cáo đối với đối tượng giám sát ngân hàng?
Theo Điều 22 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:
“Điều 22. Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng
1. Căn cứ kết quả giám sát, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng quyết định hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, phê duyệt khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng.
2. Việc khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng căn cứ vào một hoặc kết hợp một số nội dung sau đây:
a) Khi kết quả giám sát thể hiện dưới hình thức chỉ tiêu định lượng của đối tượng giám sát ngân hàng vượt ngưỡng cảnh báo;
b) Trên cơ sở áp dụng phương pháp chuyên gia khi đánh giá, phân tích các thông tin định tính phản ánh các rủi ro tiềm ẩn và nguy cơ vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng từ kết quả giám sát kết hợp với kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán độc lập, kết luận kiểm toán nội bộ, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước khác;
c) Khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
3. Khi nhận được các khuyến nghị, cảnh báo, đối tượng giám sát ngân hàng phải có trách nhiệm kịp thời báo cáo, giải trình các khuyến nghị, cảnh báo theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng bao gồm tối thiểu các nội dung như thực trạng, nguyên nhân và kế hoạch khắc phục. Thời hạn nộp báo cáo, giải trình của đối tượng giám sát ngân hàng được nêu cụ thể trong văn bản khuyến nghị, cảnh báo gửi đối tượng giám sát ngân hàng. Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện khuyến nghị, cảnh báo của đối tượng giám sát ngân hàng.
4. Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng tiếp tục tiềm ẩn rủi ro, có nguy cơ vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng sau khi thực hiện kế hoạch khắc phục, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng kiến nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng quy định tại Điều 21 Thông tư này.”
Theo đó việc khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định trên.
Giám sát ngân hàng phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc giám sát ngân hàng Việc giám sát ngân hàng thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Các nguyên tắc quy định tại Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Điều 4 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ (đã sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
2. Nguyên tắc kết hợp giám sát tuân thủ với giám sát rủi ro, giám sát an toàn vi mô với giám sát an toàn vi mô.”
Như vậy, việc giám sát ngân hàng phải bảo đảm được thực hiện theo những nguyên tắc nêu trên.
Thông tư 08/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;