Công ty đại chúng có được mua lại cổ phiếu do chính công ty mình phát hành khi đang mắc nợ quá hạn hay không?

Công ty đại chúng có được mua lại cổ phiếu do chính công ty mình phát hành khi đang mắc nợ quá hạn hay không? Câu hỏi của anh Nam đến từ Đà Lạt.

Công ty đại chúng có được mua lại cổ phiếu do chính công ty mình phát hành khi đang mắc nợ quá hạn hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 36 Luật Chứng khoán 2019 quy định về những trường hợp mà công ty đại chúng không được phép mua lại cổ phiếu của chính mình như sau:

Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình
...
3. Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong các trường hợp sau đây:
a) Đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán; trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét; trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Đang trong quá trình chào bán, phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
...

Theo đó, nếu công ty đại chúng đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán thì không được phép mua lại cổ phiếu của chính mình.

Trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét, trừ trường hợp mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.

Công ty đại chúng có được mua lại cổ phiếu do chính công ty mình phát hành khi đang mắc nợ quá hạn hay khôn

Công ty đại chúng có được mua lại cổ phiếu do chính công ty mình phát hành khi đang mắc nợ quá hạn hay không?

Công ty đại chúng có thể đặt mua lại cổ phiếu của chính mình với khối lượng tối đa là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về về khối lượng đặt mua lại cổ phiếu của chính mình đối với công ty đại chúng như sau:

Công ty đại chúng giao dịch cổ phiếu của chính mình
1. Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Công ty đại chúng phải thực hiện giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình theo đúng nội dung đã công bố thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Chứng khoán.
b) Nguyên tắc xác định giá đặt mua lại cổ phiếu của chính mình của công ty đại chúng theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận được quy định như sau:
- Giá đặt mua ≤ Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu).
- Khối lượng đặt mua: Trong mỗi ngày giao dịch, tổng khối lượng đặt mua tối thiểu là 3% và tối đa là 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (khối lượng đặt mua không bao gồm khối lượng hủy lệnh và quy định này được miễn trừ khi khối lượng mua còn lại ít hơn 3%).
Quy định này áp dụng cho tới khi công ty đại chúng hoàn tất giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình với khối lượng đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
...

Từ quy định trên thì trong mỗi ngày giao dịch, công ty đại chúng có thể đặt mua tối đa số cổ phiếu của phiếu của chính mình là 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Khối lượng đặt mua không bao gồm khối lượng hủy lệnh và quy định này được miễn trừ khi khối lượng mua còn lại ít hơn 3%.

Báo cáo về việc mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng gồm có những nội dung nào?

Căn cứ vào Điều 37 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:

Báo cáo mua lại cổ phiếu, công bố thông tin và thực hiện việc mua lại cổ phiếu
1. Công ty đại chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này trước khi mua lại cổ phiếu của chính mình phải gửi tài liệu báo cáo đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bao gồm:
a) Báo cáo về việc mua lại cổ phiếu;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu, phương án mua lại;
c) Văn bản xác nhận việc chỉ định thực hiện giao dịch của công ty chứng khoán, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình;
d) Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua phương án triển khai mua lại cổ phiếu;
đ) Báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán;
e) Tài liệu chứng minh công ty có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu;
g) Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện để được mua lại cổ phiếu của chính mình theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
2. Báo cáo về việc mua lại cổ phiếu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Mục đích mua lại;
b) Tổng số lượng cổ phiếu đăng ký mua lại;
c) Nguồn vốn thực hiện mua lại;
d) Phương thức giao dịch;
đ) Thời gian dự kiến thực hiện;
e) Nguyên tắc xác định giá (khoảng giá).

Theo như quy định trên thì báo cáo về việc mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng phải gồm có những nội dung như sau:

- Mục đích mua lại;

- Tổng số lượng cổ phiếu đăng ký mua lại;

- Nguồn vốn thực hiện mua lại;

- Phương thức giao dịch;

- Thời gian dự kiến thực hiện;

- Nguyên tắc xác định giá (khoảng giá).

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}