Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn? Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9?

Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn? Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9?

Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn? Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9?

Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn (Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9) như sau:

Mẫu số 1 - Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9

“Bếp lửa” của Bằng Việt là một áng thơ tám chữ đong đầy những tình cảm đáng quý và xúc động về tình cảm bà cháu. Xuyên suốt bài thơ, những điệp từ, điệp ngữ về bếp lửa, nhóm lửa, ngọn lửa được lặp đi lặp lại nhiều lần, giúp tạo nhịp điệu và sự kết nối giữa các mảnh ghép kí ức của nhà thơ. Đồng thời khắc sâu hình ảnh đó vào cảm xúc người đọc, giúp tạo cầu nối đồng điệu giữa tâm hồn của người đọc và tác giả. Hình ảnh bếp lửa ấy gắn liền với tuổi thơ vất vả, cơ cực của tác giả - một đứa trẻ sống xa cha mẹ trong chiến tranh.

Nhưng tuy thiếu thốn, nhọc nhằn, khó khăn, thì tuổi thơ đó của tác giả vẫn thật đẹp và ấm áp, bình yên bởi bên cạnh luôn có hình bóng của người bà. Bà vừa là cô giáo dạy cháu học, vừa là cha mẹ chăm sóc cháu, vừa là bà yêu thương, bảo ban cháu từng ngày. Tuy còn nhỏ, nhưng tác giả lúc ấy đã hiểu được những hi sinh, nhọc nhằn, vất vả của bà, Có lẽ chính bởi vì thế, mà ông rất yêu thương và luôn biết ơn người bà của mình. Để giờ đây tuy đã đi xa nhà, hình ảnh bà vẫn luôn hiện lên ấm áp, nồng đượm và sâu sắc trong tâm trí nhà thơ.

Ngoài nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, “Bếp lửa” còn đặc biệt thành công với nghệ thuật xây dựng hình ảnh bếp lửa mang tính biểu tượng, ẩn dụ cho nhiều giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Ngọn lửa từ căn bếp do bà nhóm lên đó, là tình yêu, sự quan tâm của bà, không chỉ thắp sáng những tháng ngày tuổi thơ, mà còn thắp sáng lên cả ước mơ và hi vọng về tương lai tươi sáng.

Với giọng thơ ấm áp, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị nhưng giàu tính biểu tượng, “Bếp lửa” thực sự là một áng thơ đặc biệt nổi bật và thành công trong chùm thơ có chung chủ đề về tình bà cháu.

Mẫu số 2 - Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9

Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi nên hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người bà, người mẹ. Bếp lửa rất gần gũi, thân thiết với những người con nông thôn phải xa quê. Bếp lửa ấy ấp iu, nồng đượm, nhóm niềm yêu thương, và dang rộng vòng tay để vỗ về an ủi, để đưa người cháu trở về với những kỉ niệm yêu thương nhất của cuộc đời.

Bếp lửa ấy đã âm ỉ cháy mãi, nuôi nấng tình yêu quê hương trong lòng người cháu, bếp lửa ấy đã ấp ủ mãi tình bà cháu thiêng liêng. Có thể nói, bếp lửa trong bài thơ chính là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người và có sức mạnh tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tóm lại, bếp lửa vừa là hình ảnh thực đồng thời và là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm

Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn (Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9) tham khảo như trên.

Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn? Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9?

Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn? Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9? (Hình từ Internet)

Hiện nay, yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 9 là gì?

Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 9 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

Văn bản văn học:

Đọc hiểu nội dung

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì, truyện trinh thám như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

- Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học.

Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.

Văn bản nghị luận:

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

- Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết và đánh giá được cách thuyết phục thường dùng trong quảng cáo thương mại.

- Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

- Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận ( bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

Văn bản thông tin:

Đọc hiểu nội dung

- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

- Đánh giá được vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.

- Liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin ( bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

Học sinh lớp 9 được khen thưởng danh hiệu học sinh xuất sắc khi nào?

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về khen thưởng đối với học sinh trung học cơ sở như sau:

Khen thưởng
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh
a) Khen thưởng cuối năm học
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
b) Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Theo đó, học sinh lớp 9 được khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" khi có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTB môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}