Các trường hợp phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP?

Các trường hợp phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP? chị B.T-Hà Nội

Các trường hợp phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP?

Ngày 16/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Tại Điều 8 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp phải kê khai, cấp phép khai thác tài nguyên nước và đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước bao gồm:

Các trường hợp phải kê khai, cấp phép khai thác tài nguyên nước và đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Công trình khai thác nước dưới đất của hộ gia đình quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước phải thực hiện kê khai. Việc kê khai nhằm cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra những khuyến cáo cho các hộ gia đình về chất lượng nước dưới đất, khu vực có nguy cơ mực nước bị hạ thấp, suy giảm, khu vực bị sụt, lún đất, khu vực có nguồn nước dưới đất gần biên mặn và phục vụ công tác quản lý bảo vệ nước dưới đất.
...
3. Các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải có giấy phép, bao gồm:
a) Khai thác tài nguyên nước không thuộc trường hợp quy định tại Điều 7 của Nghị định này và khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Các trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà khai thác nước mặt trực tiếp từ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện thì phải thực hiện cấp phép theo quy định của Nghị định này.
...

Theo quy định trên, các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải có giấy phép từ ngày 01/07/2024 bao gồm các trường hợp sau:

- Khai thác tài nguyên nước không thuộc trường hợp quy định tại Điều 7 của Nghị định này và khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định 54/2024/NĐ-CP.

- Các trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà khai thác nước mặt trực tiếp từ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện thì phải thực hiện cấp phép theo quy định của Nghị định 54/2024/NĐ-CP.

Các trường hợp phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP?

Các trường hợp phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP?

Điều kiện gia hạn giấy phép giấy phép khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/07/2024 bao gồm những điều kiện nào?

Tại Điều 9 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy đinh về điều kiện gia hạn giấy phép giấy phép khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/07/2024:

Gia hạn giấy phép
1. Việc gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 55, Điều 56 và Điều 57 của Luật Tài nguyên nước và các điều kiện sau đây:
a) Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày;
b) Đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
c) Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
2. Đối với trường hợp giấy phép khai thác tài nguyên nước hết hiệu lực hoặc giấy phép vẫn còn hiệu lực nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép không được chủ giấy phép nộp đúng thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân nộp trước ngày giấy phép đã được cấp trước đó hết hiệu lực thì thời điểm hiệu lực ghi trong giấy phép được tính nối tiếp với thời điểm hết hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó.

- Việc gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 55, Điều 56 và Điều 57 của Luật Tài nguyên nước và các điều kiện sau đây:

+ Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày;

+ Đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;

+ Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khả năng đáp ứng của nguồn nước.

Nghị định 54/2024/NĐ-CP khi nào có hiệu lực?

Tại Điều 59 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định của Chính phủ sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, trừ trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 58 của Nghị định này;
...

Như vậy, Nghị định 54/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}