Các trường hợp hủy thầu trong đấu thầu mua sắm theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương?

Cho tôi hỏi: Các trường hợp hủy thầu trong đấu thầu mua sắm theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương? Câu hỏi của anh Tường đến từ Hải Dương.

Các trường hợp hủy thầu trong đấu thầu mua sắm theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp hủy thầu trong đấu thầu mua sắm theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương bao gồm:

- Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu, được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 21 Nghị định 95/2020/NĐ-CP.

- Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã phê duyệt trong báo cáo nghiên cứu khả thi, Quyết định đầu tư ảnh hưởng tới hồ sơ mời thầu.

- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án; hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc việc tổ chức lựa chọn nhà thầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật dẫn đến làm hạn chế sự cạnh tranh giữa các nhà thầu và không bảo đảm mục tiêu hiệu quả kinh tế của gói thầu.

- Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

Các trường hợp hủy thầu trong đấu thầu mua sắm theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương?

Các trường hợp hủy thầu trong đấu thầu mua sắm theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương? (Hình từ Internet)

Chi phí nộp hồ sơ dự thầu mua sắm theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là bao nhiêu?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Chi phí trong lựa chọn nhà thầu
1. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu;
b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm.
2. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
3. Chi phí nộp hồ sơ dự thầu
Trường hợp bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu qua mạng, chi phí nộp hồ sơ dự thầu là 300.000 đồng. Trường hợp bên mời thầu không tiếp nhận hồ sơ dự thầu qua mạng, nhà thầu không mất chi phí nộp hồ sơ dự thầu.
4. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:
a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
5. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;
b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
6. Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất:
a) Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
b) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
7. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
8. Đối với các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa là 50% mức chi phí quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu.
9. Chi phí quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.
10. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
11. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Như vậy theo quy định trên chi phí nộp hồ sơ dự thầu mua sắm theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như sau:

- Trường hợp bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu qua mạng, chi phí nộp hồ sơ dự thầu là 300.000 đồng.

- Trường hợp bên mời thầu không tiếp nhận hồ sơ dự thầu qua mạng, nhà thầu không mất chi phí nộp hồ sơ dự thầu.

Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu mua sắm theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là ngôn ngữ gì?

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu mua sắm theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như sau:

- Đối với đấu thầu nội khối, ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh.

- Đối với đấu thầu quốc tế, ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}