Các ngành nghề nào người lao động phải có chứng chỉ nghề Quốc gia? Ai có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề Quốc gia?

Tôi muốn hỏi các ngành nghề nào người lao động phải có chứng chỉ nghề Quốc gia? - câu hỏi của chị Diệp (Long An)

Các ngành nghề nào người lao động phải có chứng chỉ nghề Quốc gia?

Căn cứ tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định các ngành nghề người lao động phải có chứng chỉ nghề Quốc gia như sau:

- Đào, chống lò.

- Vận hành máy, thiết bị khai thác than trong hầm lò.

- Sửa chữa bảo dưỡng thiết bị y tế sử dụng điện tử, điều khiển bằng điện tử, khí áp lực và quang học.

- Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm (trong ngành xây dựng công trình đường sắt, Xây dựng công trình đường bộ, Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác).

- Vệ sinh lau dọn bề ngoài các công trình cao tầng trên 10 tầng.

- Quản lý và phục vụ tại khu vui chơi, giải trí trong tầng hầm có diện tích trên 1000m2.

Các ngành nghề nào người lao động phải có chứng chỉ nghề Quốc gia? Ai có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Các ngành nghề nào người lao động phải có chứng chỉ nghề Quốc gia? Ai có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia? (Hình từ Internet)

Điều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 31/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

- Có cơ sở vật chất (phòng chuyên môn, kỹ thuật và nhà, xưởng, mặt bằng) và trang thiết bị (phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm) theo danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành, bảo đảm tương ứng với số lượng người tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là người tham dự) trong một đợt kiểm tra kiến thức chuyên môn, kỹ thuật (sau đây viết tắt là kiểm tra kiến thức) hoặc kiểm tra kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động (sau đây viết tắt là kiểm tra thực hành) ở một bậc trình độ kỹ năng của mỗi nghề thực hiện trong cùng một thời điểm;

- Có hệ thống thiết bị quan sát, giám sát bằng hình ảnh, âm thanh được kết nối với mạng Internet, bảo đảm cho việc quan sát, theo dõi, giám sát được tất cả các hoạt động diễn ra trong quá trình thực hiện việc kiểm tra kiến thức và kiểm tra thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của người tham dự;

- Có trang thông tin điện tử riêng bảo đảm cho người lao động có thể đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trực tuyến.

Về nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự:

Có ít nhất là 01 (một) người đang làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, có thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là thẻ đánh giá viên) phù hợp với nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề đề nghị cấp giấy chứng nhận.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 31/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định hồ sơ cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bao gồm:

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:

+ Văn bản đề nghị của tổ chức;

+ Quyết định thành lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định 31/2015/NĐ-CP

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 31/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:

- Tổ chức có nhu cầu cấp giấy chứng nhận lập hồ sơ gửi trực tiếp, qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp). Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện thì các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp đăng ký qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp; cấp lại; cấp thay đổi giấy chứng nhận; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Ai có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp đổi, bổ sung, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.

Theo đó, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}