Các khoản chi ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?

Các khoản chi ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? Chị T ở Hà Nội.

Các khoản chi ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?

Tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có quy định về mức chi cho các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể:

- Ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Theo đó, tại Điều 32 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì đối với các khoản chi tiền bồi dưỡng cuộc họp, hội nghị, hội thảo đối với công chức, viên chức quy định tại các Điều 34, 35 và 41 Nghị định 76/2023/NĐ-CP (Chi tổ chức thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình; Chi xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; Chi hoạt động phối hợp liên ngành, sơ kết, tổng kết) chấm dứt khi thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Như vậy, các khoản chi cho hoạt động phòng chống bạo lực gia đình còn lại khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 như sau:

+ Chi hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục

+ Chi xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình

+ Chi hoạt động tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

+ Chi giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình

+ Chi hỗ trợ cho người bị bạo lực gia đình

+ Chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Chi phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

Các khoản chi ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?

Các khoản chi ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? (Hình từ Internet)

Cuộc thi về tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước chi như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định việc chi như sau:

(1) Biên soạn đề thi và đáp án: Mức tối đa 2.000.000 đồng/đề thi kèm đáp án.

(2) Bồi dưỡng chấm thi, Ban giám khảo cuộc thi, xét công bố kết quả thi: Mức tối đa 500.000 đồng/người/buổi.

(3) Bồi dưỡng thành viên Ban tổ chức, thư ký cuộc thi: Mức tối đa 350.000 đồng/người/buổi.

(4) Chi giải thưởng:

Mỗi cuộc thi có tối đa 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 03 giải khuyến khích, mức chi giải thưởng như sau:

+ Chi giải nhất: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 30.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng. Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng;=)

+ Chi giải nhì: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng; Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tối đa 2.500.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng;

+ Chi giải ba: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng. Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 700.000 đồng/giải thưởng;

+ Chi giải khuyến khích: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 3.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 1.500.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 750.000 đồng/giải thưởng. Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tổ chức 700.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 350.000 đồng/giải thưởng.

(5) Chi hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho thành viên ban tổ chức, thành viên hội đồng thi trong những ngày tổ chức cuộc thi, thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

(6) Hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho thí sinh tham gia cuộc thi (kể cả ngày tập luyện và thi, tối đa không quá 10 ngày), áp dụng mức chi hỗ trợ tiền ăn, nghỉ đối với đại biểu không hưởng lương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Những người đã được hưởng khoản hỗ trợ nêu trên thì không được thanh toán công tác phí ở cơ quan, đơn vị.

(7) Thuê dẫn chương trình: Tối đa 2.000.000 đồng/người/buổi.

(8) Thuê hội trường và thiết bị phục vụ cuộc thi sân khấu: Mức chi theo thực tế căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn, chứng từ.

(9) Thuê diễn viên biểu diễn văn nghệ:

+ Cá nhân tối đa 300.000 đồng/người/tiết mục;

+ Tập thể tối đa 5.000.000 đồng/tập thể/tiết mục và không quá 300.000 đồng/người/tiết mục tập thể.

(10) Chi tổng hợp báo cáo kết quả cuộc thi:

+ Đối với cuộc thi cấp trung ương: Tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với cuộc thi cấp tỉnh: Tối đa 3.000.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với cuộc thi cấp huyện: Tối đa 2.000.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với cuộc thi cấp cơ sở: Tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo.

(11) Chi họp báo thông cáo báo chí về cuộc thi:

+ Chi xây dựng thông cáo báo chí: Tối đa 1.000.000 đồng/thông báo;

+ Chi thù lao cho phóng viên báo chí được mời tham dự họp báo: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi họp báo;

+ Chi cho người chủ trì họp báo: Tối đa 300.000 đồng/buổi họp báo;

+ Chi cho người tham gia trả lời câu hỏi của phóng viên, báo chí tại buổi họp báo: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi họp báo.

Xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước chi như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định việc chi như sau:

(1) Chi nghiên cứu xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định của pháp luật về nội dung và mức chi thực hiện các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá.

(2) Chi soạn thảo mô hình: Tối đa 20.000.000 đồng/mô hình.

(3) Chi cho người tham gia triển khai thực hiện mô hình: Mức chi theo thực tế số ngày tham gia, tối đa 100.000 đồng/người/ngày hoặc khoán chi tối đa 2.000.000 đồng/người/tháng.

(4) Các khoản chi khác thực hiện theo thực tế, căn cứ vào hóa đơn, chứng từ và theo các quy định của pháp luật có liên quan.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}