Các biện pháp xử lý rủi ro khi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn là gì? Việc xem xét xử lý rủi ro phải căn cứ vào những yếu tố nào?

Các biện pháp xử lý rủi ro khi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn là gì? Việc xem xét xử lý rủi ro phải căn cứ vào những yếu tố nào? - Câu hỏi của chị Dung (Hòa Bình)

Việc xem xét xử lý rủi ro phải căn cứ vào những yếu tố nào?

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 39/2019/NĐ-CP về nguyên tắc xử lý rủi ro cho vay của Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Nguyên tắc xử lý rủi ro cho vay
1. Việc xử lý rủi ro của Quỹ phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
2. Việc xem xét xử lý rủi ro phải căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đảm bảo đầy đủ hồ sơ, đúng thời điểm và trình tự được quy định của Nghị định này.
3. Việc xử lý rủi ro được thực hiện theo hướng giảm thiệt hại tối đa cho nhà nước và gắn trách nhiệm của Quỹ, bên vay và các tổ chức liên quan trong việc thu hồi khoản trả nợ vay.
4. Việc lựa chọn biện pháp xử lý rủi ro được thực hiện theo thứ tự ưu tiên, biện pháp nào không gây mất vốn hoặc ít gây mất vốn nhà nước thì được cân nhắc thực hiện trước.
5. Một khoản nợ có thể áp dụng một hoặc đồng thời nhiều biện pháp xử lý rủi ro được quy định của Nghị định này.
6. Tỷ lệ chấp nhận rủi ro của Quỹ không quá 5% tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

Như vậy, việc xử lý rủi ro cho vay của Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện theo nguyên tắc trên.

Việc xem xét xử lý rủi ro phải căn cứ vào những yếu tố nào? Các biện pháp xử lý rủi ro khi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn là gì?

Việc xem xét xử lý rủi ro phải căn cứ vào những yếu tố nào? Các biện pháp xử lý rủi ro khi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn là gì?

Các biện pháp xử lý rủi ro khi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho vay trực tiếp là gì?

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 39/2019/NĐ-CP các biện pháp xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay trực tiếp của Quỹ bao gồm:

- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/số tiền trả nợ;

- Gia hạn nợ vay;

- Khoanh nợ;

- Xóa nợ lãi;

- Xóa nợ gốc;

- Bán nợ;

- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay;

- Các biện pháp xử lý rủi ro khác theo quy định của pháp luật.

Các biện pháp xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay gián tiếp thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các biện pháp xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Ai có quyền xử lý rủi ro khi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn trực tiếp?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 39/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử lý rủi ro:

Thẩm quyền xử lý rủi ro
1. Thẩm quyền xử lý rủi ro cho vay trực tiếp
a) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1 Điều 40 Nghị định này khi rủi ro làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;
b) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 40 Nghị định này khi rủi ro không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;
c) Quỹ xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 1 Điều 40 Nghị định này khi rủi ro không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;
d) Trường hợp tỷ lệ chấp nhận rủi ro vượt quá 5% tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Thẩm quyền xử lý rủi ro cho vay gián tiếp
Thẩm quyền quyết định các biện pháp xử lý rủi ro cho vay gián tiếp thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thẩm quyền xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và pháp luật có liên quan.

Như vậy, những người có quyền xử lý rủi ro cho vay trực tiếp gồm:

- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biện pháp xử lý rủi ro khi rủi ro làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;

- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro khi rủi ro không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;

- Quỹ xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro khi rủi ro không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;

- Trường hợp tỷ lệ chấp nhận rủi ro vượt quá 5% tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro cho vay của Quỹ được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 39/2019/NĐ-CP về nội dung này như sau:

- Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro cho vay trực tiếp khi:

+ Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro cho vay của các khoản nợ phải xử lý, Quỹ sẽ lấy từ quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định này. Sau khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng tài chính, nếu còn thiếu thì Quỹ hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động;

+ Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, Quỹ hoàn nhập phần chênh lệch thừa.

- Ngoài ra, Ngân hàng sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay gián tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}