Cá nhân muốn trở thành Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì? Hội người mù Việt Nam có những quyền hạn nào?

Cá nhân muốn trở thành Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì? Hội người mù Việt Nam có những quyền hạn nào? Câu hỏi của bạn Ân ở Hà Nội.

Cá nhân muốn trở thành Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ tại Điều 18 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định:

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch Hội là người đại diện theo pháp luật của Hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành quy định phù hợp với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động do Ban Thường vụ Hội ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan quản lý nhà nước về Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành hoạt động Hội theo quy định của Điều lệ; Nghị quyết Đại hội; các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.
c) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp Ban Thường vụ.
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội; Là chủ tài khoản của Hội.
đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền cho một Phó Chủ tịch Hội.

Từ quy định trên, cá nhân muốn trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải:

- Do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam. Cụ thể:

+ Tại Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Hội quyết định nhưng không quá 1/5 (một phần năm) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.

- Đáp ứng các tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành quy định phù hợp với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.

Cá nhân muốn trở thành Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì? Hội người mù Việt Nam có những quyền hạn nào?

Cá nhân muốn trở thành Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì? Hội người mù Việt Nam có những quyền hạn nào?

Cá nhân muốn trở thành Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ Điều 18 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định:

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
...
3. Các Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành quy định tuân thủ pháp luật và Điều lệ Hội.
Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch, thay mặt Chủ tịch ký các văn bản thuộc thẩm quyền được giao. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Thường vụ, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ. Phó Chủ tịch Thường trực do Ban Thường vụ quyết định theo đề cử của Chủ tịch Hội.

Như vậy, cá nhân muốn trở thành Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải đáp ứng:

- Do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam.

- Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành quy định tuân thủ pháp luật và Điều lệ Hội.

Hội người mù Việt Nam có những quyền hạn nào?

Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi bổ sung) ban hành kèm theo Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 như sau:

- Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên và cộng đồng.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.

- Tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách theo quy định của pháp luật; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến người mù và sự phát triển của Hội. Được tổ chức các hoạt động trợ giúp giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho hội viên, người mù và các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.

- Thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội để thực hiện một số nhiệm vụ phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

- Được hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao theo quy định của pháp luật; được tổ chức hoạt động sản xuất, dịch vụ phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

- Được vận động, nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật; báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}