Cá nhân đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, đường giao thông chính sẽ bị phạt 3.500.000 đồng?

Chào Lawnet, tôi có thắc mắc sau: Xử phạt bao nhiêu tiền khi cá nhân có hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, đường giao thông chính? Xin cảm ơn!

Phải quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn sử dụng để bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp?

Căn cứ vào Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về các nội dung bảo về môi trường trong sản xuất nông nghiệp như sau:

“Điều 61. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón trong sản xuất nông nghiệp phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng phải được quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Bao bì đựng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sau khi sử dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải. Bùn nạo vét từ kênh, mương, công trình thủy lợi phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý theo quy định của pháp luật. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
4. Phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, sản xuất phân bón, sản xuất năng lượng hoặc phải được xử lý theo quy định; không đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng gây ô nhiễm môi trường.
5. Việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc mục đích khác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.
6. Nhà nước có chính sách khuyến khích đổi mới mô hình, phương pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và sản phẩm xử lý môi trường trong nông nghiệp; phát triển mô hình nông nghiệp thân thiện môi trường.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.”

Như vậy, để bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì cần phải thực hiện theo những nội dung được quy định như trên.

Trong đó, đối với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn sử dụng thì cần phải được quản lý theo quy định của pháp luật.

Từ ngày 25/8/2022 sẽ xử phạt hành chính đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, đường giao thông chính?

Cá nhân đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, đường giao thông chính sẽ bị phạt 3.500.000 đồng?

Sẽ xử phạt hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, đường giao thông chính?

Căn cứ vào Điều 41 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 41. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, khắc phục sự cố môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại các khoản 2 và 4 Điều này gây ra.”

Như vậy, trong thời gian tới thì hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp sẽ căn cứ theo những trường hợp nêu trên để xác định mức xử phạt hành chính phù hợp.

Theo đó thì hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân.

Ngoài ra, căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.

Chú ý, mức xử phạt hành chính theo các quy định trên chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ là gấp 02 lần cá nhân.

Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp trong bao lâu?

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”

Theo đó, thời hạn xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp là 02 năm.

Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/8/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

39 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}