Cá nhân có bị khai trừ khỏi quỹ tín dụng nhân dân khi có hành vi gian lận hồ sơ thành viên không?

Cá nhân có hành vi gian lận hồ sơ thành viên thì có bị khai trừ khỏi quỹ tín dụng nhân dân không? Câu hỏi của bạn Q.T ở Hà Giang

Cá nhân có hành vi gian lận hồ sơ thành viên thì có bị khai trừ khỏi quỹ tín dụng nhân dân không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 04/2015/TT-NHNN về việc chấm dứt tư cách thành viên như sau:

Chấm dứt tư cách thành viên
1. Thành viên quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp đương nhiên mất tư cách: Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; thành viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư này; thành viên là pháp nhân khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản hoặc không có người đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này để cử làm đại diện; thành viên đã chuyển hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
b) Trường hợp tự nguyện: Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân và được Đại hội thành viên thông qua theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
c) Trường hợp khai trừ: Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:
(i) Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này;
(ii) Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;
(iii) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên, cá nhân sẽ bị khai trừ khỏi quỹ tín dụng nhân dân.

Bên cạnh đó, cá nhân cũng bị chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:

- Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Thành viên đã chuyển hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

- Trường hợp tự nguyện: Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân và được Đại hội thành viên thông qua theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;

- Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định;

- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

Cá nhân có bị khai trừ khỏi quỹ tín dụng nhân dân khi có hành vi gian lận hồ sơ thành viên không?

Cá nhân có bị khai trừ khỏi quỹ tín dụng nhân dân khi có hành vi gian lận hồ sơ thành viên không?

Số lượng thành viên Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 04/2015/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN.

Hiện nay, số lượng thành viên Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân do Đại hội thành viên, Đại hội thành lập quyết định.

Tuy nhiên, phải đảm bảo số lượng thành viên Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân không ít hơn 03 (ba) thành viên.

Thành viên Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân không tham gia hoạt động trong 06 tháng liên tục thì có bị miễn nhiệm, bãi nhiệm không?

Căn cứ quy định về miễn nhiễm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân tại Điều 25a Thông tư 04/2015/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 13 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN như sau:

Miễn nhiệm, bãi nhiệm
1. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân bị miễn nhiệm, bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Có đơn xin từ chức gửi Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân;
c) Không tham gia hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các Điều 20, 23, 24 Thông tư này;
đ) Các trường hợp khác do Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì trừ trường hợp bất khả kháng, nếu không tham gia hoạt động trong 06 tháng liên tục thì thành viên Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân sẽ bị miễn nhiễm, bãi nhiệm.

Sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, thành viên Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân phải có văn bản kèm tài liệu liên quan báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

Ngoài ra, thành viên Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân cũng sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có đơn xin từ chức gửi Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân;

- Không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị;

- Các trường hợp khác do Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân quy định.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}