Bước chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm những công việc gì? Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định như thế nào?

Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm những công việc gì? - câu hỏi của bạn Minh Huy (Đơn Dương)

Thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm có những ai?

Căn cứ vào Điều 25 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về thành phần hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm có:

- Hòa giải viên;

- Các bên, người đại diện, người phiên dịch;

- Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.

Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại

Tuy nhiên đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.

Người bị kiện trong khiếu kiện hành chính có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia đối thoại. Người đại diện theo ủy quyền phải có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết khiếu kiện.

Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm những công việc gì? Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định như thế nào?

Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm những công việc gì? Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định như thế nào?

Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm những công việc gì?

Căn cứ tại Điều 21 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm:

- Tiếp nhận đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;

- Vào sổ theo dõi vụ việc;

- Nghiên cứu đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;

- Xác định tư cách của các bên, người đại diện, người phiên dịch trong vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; thông báo cho họ biết về việc hòa giải, đối thoại;

- Yêu cầu các bên bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ; đề xuất phương án, giải pháp để giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;

- Xây dựng phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại;

- Mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên tham gia hòa giải, đối thoại để hỗ trợ cho; việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;

- Nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan, tìm hiểu phong tục, tập quán và hoàn cảnh của các bên để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;

- Tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;

- Các nội dung khác cần thiết cho việc hòa giải, đối thoại.

Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 26 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về trình tự hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

Bước 1:

- Hòa giải viên giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại;

- Trình bày nội dung cần hòa giải, đối thoại; diễn biến quá trình chuẩn bị hòa giải, đối thoại;

- Phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, đối thoại thành.

Bước 2:

- Người khởi kiện, người yêu cầu hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung yêu cầu, khởi kiện;

- Đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại và hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

Bước 3:

- Người bị kiện hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu;

- Đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

Bước 4:

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện;

- Đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

- Người được mòi tham gia hòa giải, đối thoại phát biểu ý kiến.

- Hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ:

+ Phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên.

+ Tạo điều kiện để các bên đề xuất, trao đổi về phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính.

+ Phân tích tính hiệu quả, khả thi của từng phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; hỗ trợ các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất.

Để hỗ trợ các bên trao đổi ý kiến, trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ và đi đến thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

Bước 5: Hòa giải viên tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.

Những trường hợp nào không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án?

Căn cứ tại Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định những trường hợp không thể tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

- Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

- Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

- Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.

- Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

- Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.

- Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}