Bộ Y tế đã có hướng dẫn như thế nào về chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp về COVID-19 để hưởng bảo hiểm xã hội?

Tôi muốn hỏi Bộ Y tế đã có hướng dẫn như thế nào về chẩn đoán, giám định bệnh COVID- 19 nghề nghiệp? - câu hỏi của chị Hải Yến (Bình Định)

Những yếu tố nào gây bệnh nghề nghiệp COVID-19?

Căn cứ tại Mục 2 phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT có hướng dẫn những yếu tố gây bệnh nghề nghiệp COVID-19 bao gồm:

- Có tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 trong môi trường lao động.

- Yếu tố gây bệnh được ghi nhận tại một trong các văn bản sau:

+ Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút SARS-CoV-2 được quy định tại Phụ lục 36 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT

+ Văn bản cử tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 do lãnh đạo đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và các văn bản khác phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp quy định tại mục VI Mẫu 04 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP

+ Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.

Bộ Y tế đã có hướng dẫn như thế nào về chẩn đoán, giám định bệnh COVID- 19 nghề nghiệp để hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đã có hướng dẫn như thế nào về chẩn đoán, giám định bệnh COVID- 19 nghề nghiệp để hưởng bảo hiểm xã hội?

Những người lao động làm nghề, công việc nào thường tiếp xúc với nguồn vi rút SARS-CoV-2?

Căn cứ tại Mục 3 phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT có hướng dẫn các nghề, công việc thường tiếp xúc với nguồn vi rút SARS-CoV-2 bao gồm:

- Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.

- Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa vi rút SARS-CoV-2.

- Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 gồm:

+ Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà;

+ Người vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19;

+ Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19;

+ Người giám sát, điều tra, xác minh dịch COVID-19;

+ Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng;

+ Chiến sỹ, sĩ quan thuộc lực lượng công an;

+ Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch COVID-19.

Thời gian tiếp xúc tối thiểu và thời gian bảo đảm với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp là bao lâu?

Căn cứ vào Mục 4 và Mục 5 phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT có hướng dẫn như sau:

4. Thời gian tiếp xúc tối thiểu (thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp): 01 (một) lần.
5. Thời gian bảo đảm (khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với nguồn lây đến thời điểm phát bệnh): 28 (hai mươi tám) ngày.

Theo đó, thời gian tiếp xúc tối thiểu là 01 lần

Thời gian bảo đảm kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với nguồn lây đến thời điểm phát bệnh là28 (hai mươi tám) ngày.

Chẩn đoán di chứng đối với bệnh nghề nghiệp COVID-19 được Bộ Y tế hướng dẫn ra sao?

Căn cứ theo Mục 8 phụ lục 35 Hướng dẫn Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT có hướng dẫn chẩn đoán di chứng đối với bệnh nghề nghiệp COVID-19 như sau:

- Toàn thân: các triệu chứng kéo dài như mệt mỏi (ICD-10: R53), đau khớp (ICD-10: M25.5), đau cơ (ICD-10: M79.1), rối loạn vị giác (ICD-10: R43.1), rối loạn khứu giác (ICD-10: R43.2), rụng tóc (ICD-10: L65).

- Hô hấp: viêm phổi (ICD-10: J12), viêm phổi kẽ (ICD-10: J84), thuyên tắc mạch phổi là các tổn thương xơ phổi (ICD-10: I26), giãn phế nang, xẹp phổi, suy giảm chức năng hô hấp (ICD-10: R06.8).

- Tim mạch: rối loạn nhịp tim (ICD-10: I49.9), viêm cơ tim (ICD-10: I41.1), nhồi máu mạch vành (ICD-10: I21), xơ cơ tim (ICD-10: I42.3), đau ngực (ICD-10: I20.9), tăng huyết áp (ICD-10: I15.8).

- Thần kinh:

+ Liệt vận động (ICD-10: G83.9).

+ Liệt thần kinh sọ não (ICD-10: T90.3).

+ Động kinh (ICD-10: G40).

+ Hội chứng Guillain Barré khởi phát muộn (ICD-10: G61.0).

+ Viêm não-tủy tự miễn sau nhiễm COVID-19 (ICD-10: B94.1).

- Tâm thần:

+ Ảo giác thực tổn (ICD-10: F06.0).

+ Rối loạn căng trương lực thực tổn (ICD-10: F06.1).

+ Rối loạn hoang tưởng thực tổn (giống tâm thần phân liệt) (ICD-10: F06.2).

+ Rối loạn hưng cảm thực tổn (ICD-10: F06.30).

+ Rối loạn cảm xúc lưỡng cực thực tổn (ICD-10: F06.31).

+ Rối loạn trầm cảm thực tổn (ICD-10: F06.32).

+ Rối loạn cảm xúc hỗn hợp thực tổn (ICD-10: F06.33).

+ Rối loạn lo âu thực tổn (ICD-10: F06.4).

+ Rối loạn cảm xúc không ổn định (suy nhược thực tổn) (ICD-10:F06.6).

+ Rối loạn nhận thức nhẹ (ICD-10: F06.7).

Lưu ý: Áp dụng ICD-10 theo Quyết định số 4469/QĐ-BYT về việc ban hành “Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10” và “Hướng dẫn mã hóa bệnh tật theo ICD-10” tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư 02/2023/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/04/2023.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}