Bộ Y tế chỉ đạo: Tăng cường siết kiểm dịch y tế biên giới, phòng các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi từ 20/6/2022?

Cho tôi hỏi dạo này dịch bệnh ở một số nước có vẻ bùng lên rất nhiều, ngoài dịch Covid-19 thì còn bệnh đậu mùa khỉ,... Cho hỏi bộ y tế có chỉ đạo gì về công tác kiểm dịch ở vùng biên giới của nước ta không ạ, tôi cảm ơn!

Bộ Y tế chỉ đạo: Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới đối với các bệnh dịch nguy hiểm?

Theo Công văn 684/DP-DT năm 2022 Bộ y tế hướng dẫn:

- Trong thời gian gần đây, số trường hợp nhiễm COVID-19 trên thế giới đã có xu hướng giảm cả về số mắc và tử vong; tuy nhiên, số mắc, tử vong vẫn tăng ở một số khu vực trên thế giới. Đồng thời, các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi khác vẫn tiếp tục được ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới như bệnh bại liệt (chủng hoang dại) tại khu vực châu Phi và Địa Trung Hải, cúm gia cầm tại khu vực châu Âu, bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em tại 33 nước, đặc biệt từ 13/5 đến 10/6/2022, đã ghi nhận 1.285 trường hợp bệnh đậu mùa khỉ tại 28 quốc gia không phải nơi lưu hành bệnh trước đó.

Để chủ động phát hiện, ngăn chặn các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm lan truyền qua biên giới, Cục Y tế dự phòng đề nghị Trung tâm thực hiện một số hoạt động sau:

- Thực hiện nghiêm, đầy đủ các hoạt động kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện và hàng hóa... được quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

- Việc kiểm tra, xử lý y tế, khử khuẩn phương tiện, hàng hóa phải theo đúng quy trình kiểm dịch y tế; thu giá kiểm dịch y tế theo mức thu được quy định tại Thông tư số 240/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập và Thông tư số 51/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập sử dụng ngân sách nhà nước.

- Cập nhật kế hoạch dự phòng đáp ứng với bệnh truyền nhiễm tại từng cửa khẩu, trong đó cần có sự phối hợp, tham gia của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu, cơ quan y tế địa phương để xử lý kịp thời các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, không để bị động, lúng túng.

- Xây dựng kế hoạch, đề xuất danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế thường xuyên và trong trường hợp có dịch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/2021/TT-BYT ngày 09/11/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu.

- Phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur để tổ chức tập huấn kỹ thuật chuyên sâu cho cán bộ làm công tác kiểm dịch y tế. 6. Cập nhật thường xuyên, kịp thời các thông tin về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới ghi nhận gần đây, có nguy cơ xâm nhập vào nước ta để chủ động áp dụng các biện pháp giám sát, phòng chống phối hợp ngay tại cửa khẩu.

- Rà soát các thông điệp truyền thông tại cửa khẩu, cập nhật thông tin, tài liệu truyền thông tại cửa khẩu giúp người nhập cảnh biết, chủ động phòng chống, hợp tác với nhân viên y tế phù hợp với tình hình dịch.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm việc thông tin báo cáo kiểm dịch y tế theo quy định tại Thông tư số 28/2019/TT-BYT ngày 28/10/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn thông tin báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế (website: https://baocaokdyt.com/).

Bộ Y tế chỉ đạo: Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới đối với các bệnh dịch nguy hiểm?

Bộ Y tế chỉ đạo: Tăng cường siết kiểm dịch y tế biên giới, phòng các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi từ 20/6/2022?

Thu thập thông tin trước khi người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh thực hiện như thế nào?

Theo Điều 7 Nghị định 89/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới như sau:

"Điều 7. Thu thập thông tin trước khi người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh
1. Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ các nguồn sau:
a) Cổng thông tin điện tử quốc gia, cảng, cửa khẩu;
b) Cơ quan quản lý cửa khẩu, cảng;
c) Cơ quan y tế tại cảng, cửa khẩu;
d) Hãng vận tải, chủ phương tiện vận tải, người trực tiếp điều khiển phương tiện vận tải; công ty du lịch, lữ hành; hướng dẫn viên du lịch;
đ) Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các nguồn thông tin khác.
2. Thông tin cần thu thập:
a) Thông tin chung về tình trạng sức khỏe của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
b) Thông tin từ tờ khai y tế của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
c) Thông tin về tiêm chủng, áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi, đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
d) Thông tin về phương tiện vận tải chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh quy định tại Điều 13 Nghị định này;
đ) Thông tin về hàng hóa có khả năng phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm được quy định tại Điều 21 Nghị định này;
e) Các thông tin khác có liên quan đến sức khỏe của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (nếu có)."

Kiểm tra giấy tờ đối với người trong kiểm dịch y tế biên giới như thế nào?

Theo Điều 9 Nghị định 89/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới như sau:

"Điều 9. Kiểm tra giấy tờ đối với người
1. Đối tượng kiểm tra:
a) Người thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Loại giấy tờ kiểm tra:
a) Tờ khai y tế trong trường hợp phải khai báo y tế;
b) Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (nếu có) khi có yêu cầu của Bộ Y tế hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đi hoặc đến."

Xem toàn bộ Công văn: Tại đây

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

59 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}