Bộ Tài chính đề xuất quy định cụ thể giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản?

Bộ Tài chính đề xuất quy định cụ thể giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đúng không? Câu hỏi của anh An đến từ Huế.

Giá tính thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản theo quy định hiện hành như thế nào?

Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì giá tính thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản được xác định như sau:

Giá tính thuế
1. Giá tính thuế được quy định như sau:
...
h) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;

Như vậy, theo quy định hiện nay thì giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản được xác định là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính đề xuất quy định cụ thể giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản?

Bộ Tài chính đề xuất quy định cụ thể giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản?

Đề xuất quy định cụ thể giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản?

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện hồ sơ tờ trình về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (GTGT) sửa đổi. Theo đó, dự án luật này sẽ đề xuất sửa đổi nhiều quy định cho phù hợp thực tiễn, đồng thời cải cách thủ tục, tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh.

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng đó là sửa đổi quy định xác định giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Theo đó, Bộ Tài chính có những đánh giá như sau:

Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 hiện hành quy định giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản “là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước”.

Tuy nhiên, quy định này còn có cách hiểu khác nhau. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT trên phần chênh lệch giữa giá bán và tiền sử dụng đất thực tế nộp vào NSNN vì cho rằng hoạt động chuyển quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tuy nhiên, theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản và quy định tại Luật thuế GTGT hiện hành thì doanh nghiệp chỉ được trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp NSNN.

Theo đó, để đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, tránh vướng mắc trong thực hiện, Bộ Tài chính đề xuất cần nghiên cứu quy định cụ thể giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản nhằm phù hợp với thực tế phát sinh.

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế suất thuế GTGT như thế nào?

Tại Dự thảo Tờ trình Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, Bộ Tài chính đưa ra đánh giá về tình hình áp dụng thuế suất thuế GTGT trong thực tiễn đồng thời đưa ra những đề xuất sửa đổi bổ sung, cụ thể như sau:

(1) Luật thuế GTGT hiện hành quy định “Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu...”. Hàng hóa bán tại khu cách ly là phục vụ cho người Việt Nam, người nước ngoài xuất cảnh, quá cảnh qua Việt Nam và là hàng xuất khẩu, được cơ quan hải quan kiểm soát chặt chẽ lượng hàng hóa ra, vào khu cách ly (doanh nghiệp có đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng xuất khẩu).

Theo đó, để khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cũng như phát triển du lịch, cần nghiên cứu bổ sung quy định đối với hàng hóa bán tại khu vực cách ly thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 0% và hướng dẫn điều kiện và thủ tục được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% cho phù hợp.

(2) Luật thuế GTGT hiện hành quy định “Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu... Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ”.

Trước ngày 01/9/2016 cửa hàng miễn thuế được xác định là khu phi thuế quan nên chính sách thuế GTGT đối với cửa hàng miễn thuế được áp dụng theo cơ chế khu phi thuế quan.

Kể từ ngày 01/9/2016, theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì cửa hàng miễn thuế không đáp ứng được các điều kiện về khu phi thuế quan nên dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Theo quy định tại Nghị định 100/2020/NĐ-CP về kinh doanh hàng miễn thuế thì hàng bán tại cửa hàng miễn thuế chủ yếu phục vụ cho khách du lịch và được tiêu dùng ngoài Việt Nam hoặc bán cho đối tượng miễn trừ ngoại giao (đối tượng được mua hàng không có thuế GTGT) hoặc người nhập cảnh (chỉ được mua hàng trong định mức).

Do vậy, để khuyến khích hoạt động bán hàng miễn thuế, thu hút khách du lịch, cũng cần nghiên cứu bổ sung quy định đối với hàng bán tại cửa hàng miễn thuế thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 0% và hướng dẫn điều kiện áp dụng thuế suất 0%, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp đặc thù cho phù hợp.

(3) Luật thuế GTGT hiện hành quy định thiết bị, dụng cụ y tế, thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5%.

Tuy nhiên, một số loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho y tế, giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học cũng có thể dùng cho văn phòng hay mục đích dân dụng khác như bàn, ghế, máy chiếu, màn hình,... Việc quy định áp dụng thuế suất 5% đối với những loại hàng hóa có thể sử dụng đa mục đích dẫn đến không thống nhất trong thực hiện, tạo kẽ hở để lợi dụng chính sách, cạnh tranh không bình đẳng.

Theo đó, để phù hợp với nguyên tắc của thuế GTGT (là loại thuế gián thu, thu theo hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt mục đích sử dụng), đảm bảo minh bạch, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định Danh mục máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập.

(4) Luật thuế GTGT hiện hành quy định “Thực phẩm tươi sống” thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5%. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng phát sinh vướng mắc về việc áp dụng thuế suất thuế GTGT đối với một số mặt hàng như: thịt xay, cá cắt khúc,... Đây là các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác, chỉ qua sơ chế thông thường (thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) và mặt hàng này cũng là thực phẩm tươi sống (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5%).

Theo đó, Bộ Tài chính nêu rõ ý kiến cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định mức thuế suất đối với thực phẩm tươi sống để áp dụng thống nhất. Đồng thời bổ sung quy định về nguyên tắc xác định thuế suất để đảm bảo minh bạch chính sách, tạo thuận lợi trong thực hiện.

Xem toàn bộ Dự thảo Tờ trình Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi tại đây: tải

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}