Bổ sung trường hợp cán bộ công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật từ ngày 20/9/2023 có đúng không?

Tăng thêm trường hợp cán bộ công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật từ ngày 20/9/2023 đúng không? Câu hỏi cua bạn Q.P ở Hà Nam

04 mức độ của hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật của cán bộ công chức viên chức là gì?

Ngày 20/9/2023, Chính Phủ ban hành Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ công chức.

Theo đó, 04 mức độ của hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật của cán bộ công chức viên chức quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

Các hành vi bị xử lý kỷ luật
...
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Như vậy, có 04 mức độ của hành vi vi phạm:

- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng.

- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Bổ sung trường hợp cán bộ công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật từ ngày 20/9/2023 có đúng không?

Bổ sung trường hợp cán bộ công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật từ ngày 20/9/2023 có đúng không?

Tăng thêm trường hợp cán bộ công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật từ ngày 20/9/2023 đúng không?

Căn cứ theo quy định về các hành vi bị xử lý kỷ luật tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) như sau:

Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.

Như vậy, so với quy định cũ thì quy định mới đã bổ sung thêm trường hợp "có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể" vào nhóm các hành vi bị xử lý kỷ luật.

Cụ thể, các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức bao gồm:

- Có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức;

- Có hành vi vi phạm những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm;

- Có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Có hành vi vi phạm vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể.

Trường hợp nào thì cán bộ công chức viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về các trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:

Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Dẫn chiếu đến khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:

Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
...
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Như vậy, cán bộ công chức viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật trong các trường hợp sau:

- Mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

- Phải chấp hành quyết định của cấp trên trong trường hợp quyết định đó trái pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức đã báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định nhưng người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành bằng văn bản.

- Vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khi thi hành công vụ (Được cấp có thẩm quyền xác nhận)

- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}