Bổ sung nội dung trong giảng dạy bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng?
- Mục tiêu bổ sung nội dung trong giảng dạy bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới là gì?
- Đối tượng và thời lượng của chương trình giảng dạy bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới như thế nào?
- Tài liệu và hình thức phương pháp và tổ chức lớp học bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới như thế nào?
Mục tiêu bổ sung nội dung trong giảng dạy bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới là gì?
Theo Mục I Hướng dẫn 60-HD/BTGTW năm 2022 quy định về mục tiêu bổ sung nội dung trong giảng dạy bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới như sau:
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương, nhằm đổi mới, cập nhật, bổ sung một số nội dung trong giảng dạy lý luận chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; căn cứ Tài liệu đã được phát hành, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn giảng dạy như sau:
- Mục tiêu chương trình:
+ Mục tiêu chung: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ đảng viên có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực, phong cách làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
+ Mục tiêu cụ thể: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cốt lõi về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng của Đảng; nội dung cơ bản về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; đường lối phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam; tăng cường quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và công tác xây dựng đảng ở cơ sở; vấn đề xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh và nhiệm vụ của người đảng viên.
+ Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng vào thực tiễn công tác và trong cuộc sống; có ý thức, thái độ xây dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; chủ động, tự giác và có trách nhiệm trong công việc; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tham gia bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Bổ sung nội dung trong giảng dạy bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng? (Hình từ Internet)
Đối tượng và thời lượng của chương trình giảng dạy bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới như thế nào?
Theo Mục II Hướng dẫn 60-HD/BTGTW năm 2022 quy định về nội dung trong giảng dạy bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới như sau:
(1) Đối tượng
Đối tượng học tập chương trình là đảng viên mới được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Quy định số 54-QĐ/TW, ngày 12 tháng 5 năm 1999 của Bộ Chính trị khoá VIII về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, đã chỉ rõ: “Đảng viên trong thời gian dự bị phải học xong chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới”.
(2) Thời lượng
Tài liệu và hình thức phương pháp và tổ chức lớp học bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới như thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục III Hướng dẫn 60-HD/BTGTW năm 2022 quy định về nội dung trong giảng dạy bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới như sau:
(1) Tài liệu
- Tài liệu học tập chính thức: 10 bài chính trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới”, xuất bản năm 2022.
- Tài liệu tham khảo cần đọc: + Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. + Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. + Văn kiện các hội nghị Trung ương (X, XI, XII, XIII
+ Các Chỉ thị, Kết luận, Kế hoạch của Ban Chấp hành Trung ương về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
(2) Hình thức, phương pháp và tổ chức lớp học
- Giảng viên cần nắm chắc đặc điểm của đối tượng học viên để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng cụ thể. Chọn một số nội dung trong tài liệu để đi sâu phân tích, làm rõ, kết hợp giảng bài với tổ chức thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên cho phù hợp và thiết thực, có thể lựa chọn một số phần để học viên tự học, tự nghiên cứu, không nhất thiết phải giảng dạy tất cả các nội dung trong bài.
- Tổ chức học tập theo lớp; tập trung lên lớp nghe giảng, thảo luận, giải đáp thắc mắc; viết bản thu hoạch, đánh giá kết quả qua bản thu hoạch. Trong quá trình giảng bài, kết hợp giảng giải với trao đổi, đối thoại giữa giảng viên với học viên, giữa học viên với học viên. Tổ chức tham quan, nghe báo cáo kinh nghiệm thực tế cũng được coi là nội dung học tập chính thức, có liên hệ, thu hoạch.
+ Trong tình hình dịch bệnh phức tạp và các trường hợp bất khả kháng khác, theo điều kiện thực tế từng địa phương, vùng, miền, vận dụng linh hoạt tổ chức lớp học theo hình thức tập trung và không tập trung; chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp học trực tuyến với trực tiếp, vừa đảm bảo được yêu cầu học tập lý luận chính trị vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và tình hình mới đặt ra.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;