Bình Định: Hộ gia đình, cá nhân phải thu hoạch thủy sản sớm do thu hồi đất thì có được bồi thường hay không?

Gia đình tôi có nuôi mấy vuông tôm tại Bình Định, vừa qua chúng tôi phải tiến hành thu hoạch tất cả tôm sớm để chấp hành quyết định thu hồi đất. Giá trị bán được là không cao. Vậy chúng tôi có được Nhà nước hỗ trợ gì hay không?

Bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả khi thu hồi đất tại Bình Định?

Theo Điều 28 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 23/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định như sau:

“Điều 28. Bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả
Đối với việc di chuyển mồ mả không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Quy định này thì người có mồ mả phải di chuyển được bố trí đất và được bồi thường di chuyển như sau:
1. Việc bồi thường để di chuyển mồ mả được tính theo số lượng mồ mả phải di chuyển và đơn giá bồi thường mồ mả hiện hành do UBND tỉnh quy định. Trường hợp mộ xây dựng có kiến trúc phức tạp, đặc biệt chưa có quy định trong bảng giá thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đề xuất mức giá bồi thường cụ thể trình UBND tỉnh (thông qua Sở Xây dựng) phê duyệt để thực hiện.
2. Riêng đối với những dự án mà phải di dời mồ mả của đồng bào người dân tộc thiểu số, việc di dời mồ mả có làm lễ tâm linh theo phong tục tập quán riêng thì tùy theo thực tế mà Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đề xuất mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xem xét, quyết định.
3. Trường hợp đất có mồ mả nằm trên đất mồ mả của dòng họ, không nằm trong các nghĩa trang, nghĩa địa do Nhà nước quy hoạch, quản lý thì ngoài việc bồi thường để di chuyển mồ mả còn được hỗ trợ thêm đối với phần diện tích đất có mồ mả bị thu hồi (kể cả phần diện tích đất mồ mả của những người không cùng dòng họ được chôn trên đất mồ mả của dòng họ). Giá đất hỗ trợ tính bằng tính bằng 50% giá đất ở trong bảng giá đất do UBND tỉnh quy định tại khu dân cư liền kề gần nhất và diện tích đất tính hỗ trợ không quá 3,64m 2/mộ chuẩn.
4. Đối với số mồ mả không có người kê khai hoặc không thực hiện việc di dời thì UBND cấp xã chủ trì, phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và chủ đầu tư thực hiện di dời.”

Theo đó, việc bồi thường di chuyển mồ mả sẽ được tính theo số lượng mồ đã phải di chuyển và giá trị bồi thường do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Đối với trường hợp mồ mả dòng họ không nằm trong nghĩa trang thì khi thu hồi đất, ngoài chi phí bồi thường di chuyển mồ mả thì còn phải bồi thường chi phí đối với phần diện tích đất bị thu hồi.

Bình Định: Hộ gia đình, cá nhân phải thu hoạch thủy sản sớm do thu hồi đất thì có được bồi thường hay không?

Bình Định: Hộ gia đình, cá nhân phải thu hoạch thủy sản sớm do thu hồi đất thì có được bồi thường hay không?

Hộ gia đình nuôi trồng thủy sản phải thu hoạch sớm vì bị thu hồi đất tại Bình Định thì được hỗ trợ như thế nào?

Theo Điều 29 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 23/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định quy định về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi:

- Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

+ Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

+ Đối với cây lâu năm và cây trồng lâm nghiệp, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá đơn giá bồi thường do UBND tỉnh quy định tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.

+ Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

+ Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

+ Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường.

+ Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên ngành để lập dự toán gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định để thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng xem xét, quyết định.

+ Đối với vật nuôi là gia súc, gia cầm mà phải di chuyển đến địa điểm mới thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên ngành để lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định để thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng xem xét, quyết định.

- Trường hợp Chủ dự án có nhu cầu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giữ lại nguyên hiện trạng rừng cây để bảo vệ môi trường, chắn cát bay cho dự án thì phải hỗ trợ cho người có rừng cây; mức hỗ trợ cụ thể do các bên tự thỏa thuận theo nguyên tắc mua lại giá trị thực tế thu hồi rừng cây; khoản kinh phí hỗ trợ này không được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định. Riêng các dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách thì mức hỗ trợ thêm tùy từng dự án cụ thể Hội đồng bồi thường đề xuất, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trong phương án bồi thường.

Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân trồng cây hằng năm mà bị thiệt hại do thu hồi đất thì được bồi thường bằng với giá trị sản lượng thu hoạch theo năng suất thu hoạch được trong 03 năm gần nhất và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

Đối với trường hợp nuôi trồng thủy sản phải thu hoạch sớm do thu hồi đất thì được bồi thường, trường hợp có di chuyển thì sẽ bồi thường thêm chi phí di chuyển.

Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển tài sản khi thu hồi đất tại Bình Định thì có được hỗ trợ không?

Theo Điều 30 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 23/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định quy định như sau:

“Điều 30. Bồi thường về di chuyển tài sản
1. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà bị giải tỏa trắng, phải di chuyển chỗ ở đến nơi ở mới trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh được bồi thường về di chuyển tài sản như sau:
a) Công trình nhà thuộc mã hiệu từ N1 đến N4: 8.000.000 đồng/hộ
b) Công trình nhà thuộc mã hiệu từ N5 đến N20 hoặc có các công trình khác tương đương với mã hiệu từ N5 đến N20: 6.000.000 đồng /hộ.
2. Hộ gia đình, cá nhân có công trình nhà thuộc mã hiệu từ N1 đến N20 bị giải tỏa một phần nhà ở mà phần diện tích còn lại không đảm bảo công năng sử dụng hoặc bị di chuyển tái định cư lùi phía sau thì mức bồi thường về di chuyển tài sản bằng 50% mức bồi thường quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất bị giải tỏa trắng mà di chuyển chỗ ở đến nơi ở mới ngoài phạm vi huyện, thị xã, thành phố nơi ở cũ thuộc tỉnh Bình Định thì mức bồi thường về di chuyển tài sản bằng 1,5 lần mức bồi thường quy định tại Điểm a và b, Khoản 1 Điều này.
4. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở bị giải tỏa trắng mà di chuyển chỗ ở mới sang tỉnh khác được bồi thường về di chuyển tài sản là 14.000.000 đồng/hộ.
5. Đối với tổ chức khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển tài sản (bao gồm hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, nguyên, nhiên vật liệu) đến nơi xây dựng cơ sở mới thì được bồi thường chi phí di chuyển tài sản.
Trường hợp không xác định được chi phí thực tế thì xác định theo dự toán chi phí do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thuê đơn vị tư vấn có chức năng lập, gửi cơ quan chuyên môn thẩm định để thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng xem xét, quyết định.”

Theo đó, khi thu hồi đất mà hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa trắng phải di chuyển chỗ ở đến nơi khác trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thì sẽ được bồi thường chi phí di chuyển tài sản. Tùy thuộc vào trường hợp khác nhau mà sẽ có mức hỗ trợ khác nhau, có hai mức hỗ trợ là 6.000.000 đồng và 8.000.000 đồng.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

45 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}