Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ thế nào? Quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS ra sao?

Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ thế nào? Quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS ra sao? Câu hỏi của bạn A.S ở Hà Nam

Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ thế nào?

Căn cứ tại chương IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022 có nêu rõ về các biện pháp phòng ngừa đậu mùa khỉ như sau:

Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu:

- Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh Đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

- Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác, bao gồm cả quan hệ tình dục.

- Người đến các quốc gia/vùng lãnh thổ có lưu hành dịch bệnh Đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

- Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

- Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh Đậu mùa khỉ cần sử dụng trang phục phòng hộ (PPE) thích hợp.

Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu:

Đến nay, kết quả một số nghiên cứu cho thấy vắc xin Đậu mùa trước đây có hiệu quả nhất định trong việc phòng chống bệnh đầu mùa khỉ. Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vắc xin phòng bệnh Đậu mùa/Đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để sử dụng phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ 5,6,7.

Tới thời điểm ngày 18/7/2022, WHO không khuyến cáo tiêm vắc xin phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ một cách rộng rãi, chỉ tiêm cho những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh và việc tiêm vắc xin được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể khi có tiếp xúc và sau khi tiếp xúc với trường hợp bệnh. Các dữ liệu nghiên cứu về hiệu quả của vắc xin phòng Đậu mùa khỉ vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Kiểm dịch y tế biên giới:

Thực hiện theo quy định tại Nghị định 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới và các chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế.

Việc cách ly và xử lý y tế tại cửa khẩu theo quy định tại Nghị định 101/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch và các chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế.

Khuyến cáo cho hành khách tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày sau nhập cảnh, hạn chế tiếp xúc, tập trung nơi đông người8. Khi có triệu chứng phát ban, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi và nổi hạch cần hạn chế tiếp xúc người khác và tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ thế nào? Quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS ra sao?

Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ thế nào? Quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS ra sao? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người như sau:

Nguyên tắc điều trị bệnh đậu mùa khỉ:

- Thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/ xác định;

- Điều trị triệu chứng là chủ yếu;

- Đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý;

- Sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,…) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định của Việt Nam.

- Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.

Điều trị cụ thể bệnh đậu mùa khỉ:

- Các biện pháp điều trị chung

+ Cách ly tại cơ sở y tế các trường hợp nghi ngờ/xác định theo hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế.

+ Cá thể hóa việc điều trị cho từng người bệnh.

- Thể nhẹ:

Điều trị triệu chứng như:

+ Hạ sốt, giảm đau.

+ Chăm sóc tổn thương da, mắt, miệng.

+ Bảo đảm dinh dưỡng, cân bằng điện giải.

+ Cần theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có: viêm phổi, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, viêm não... để điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức.

+ Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định

- Thể nặng:

Cần điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức, điều trị biến chứng (nếu có) theo các phác đồ đã ban hành

- Thuốc điều trị đặc hiệu:

+ Chỉ định

++ Người có biến chứng nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não…).

++ Người bị suy giảm miễn dịch (HIV, ung thư, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid liều cao…).

++ Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi.

++ Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

++ Những người đang có bệnh cấp tính tiến triển.

+ Các thuốc điều trị sử dụng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (tham khảo phụ lục 2)

++ Tecovirimat

++ Cidofovir

++ Brincidofovir

++ Globulin miễn dịch tĩnh mạch

Quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS ra sao?

Căn cứ tại tiết 3.3.2 tiểu mục 3.3 Mục 3 Chương VI Hướng dẫn ban hành kèm theo Công văn 1289/AIDS-DP năm 2023 hướng dẫn quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS và PrEP được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận và phân luồng

- Chuẩn bị:

+ Tập huấn cung cấp kiến thức, nhận thức, quy trình thực hiện cho cán bộ y tế,

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, địa điểm cách ly tạm thời, trang bị bảo hộ cá nhân, nhân sự, phân công nhiệm vụ.

- Tiếp nhận và phân luồng khách hàng

+ Liệt kê các nhóm khách hàng cần được sàng lọc bệnh đậu mùa khỉ

+ Cách thức phân luồng, đo thân nhiệt từ xa, khai báo y tế

- Thực hiện cách ly tạm thời: Có một hay nhiều triệu chứng nghi ngờ.

Bước 2: Sàng lọc và Đánh giá mức độ nguy cơ (Sử dụng bảng hỏi theo mẫu phiếu điều tra tại Quyết định 2265/QĐ-BYT 2022)

- Mẫu phiếu điều tra nhằm

+ Sàng lọc về các triệu chứng, yếu tố nguy cơ, dịch tễ mà khách hàng đã/đang gặp phải

+ Sàng lọc các vấn đề khẩn cấp cần xử trí ngay

+ Đánh giá mức độ nguy cơ của khách hàng về bệnh đậu mùa khỉ (thấp, vừa, cao)

- Khám sàng lọc

- Có một hay nhiều triệu chứng nghi ngờ: Thực hiện cách ly tạm thời.

Bước 3: Hỗ trợ xử trí các vấn đề khẩn cấp (nếu có)

Hỗ trợ xử lý các vấn đề theo gói dịch vụ liên quan đến sức khỏe tâm thần, thể chất cho các trường hợp cần giải cứu ngay vì đe dọa tính mạng hay sự an toàn của khách hàng.

Bước 4: Tư vấn xoay quanh các hành vi nguy cơ hiện có và giải pháp để phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

- Nguyên tắc chung khi tư vấn

- Tư vấn nhằm tìm hiểu và thảo luận tập trung trên các vấn đề khách hàng đang gặp phải nhưng không loại trừ những hành vi nguy cơ mà khách hàng chưa gặp phải

- Chọn lựa các dịch vụ, vật dụng, thông điệp phù hợp để cung cấp cho khách hàng.

Bước 5: Chuyển gửi khách hàng đến cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị

- Hướng dẫn khách hàng cách dùng thẻ chuyển gửi khi tới các cơ sở chẩn đoán và điều trị.

- Hỗ trợ khách hàng trong việc tiếp cận dịch vụ (Cung cấp thông tin chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ bệnh đậu mùa khỉ).

- Nếu cơ sở chẩn đoán và điều trị tiếp nhận khách hàng thì sẽ điền thông tin mã bệnh nhân vào phiếu chuyển gửi, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, lúc đó mới được công nhận là 1 ca chuyển gửi thành công.

- Thu hồi thẻ chuyển gửi từ khách hàng đã được ký và đóng dấu.

Bước 6: Theo dõi và hỗ trợ liên tục

- Ghi chép thông tin liên hệ, vấn đề chính của khách hàng và các hỗ trợ đã thực hiện vào bệnh án ngoại trú.

- Tiếp tục theo dõi và hỗ trợ khách hàng tuân thủ điều trị, hỗ trợ để khách hàng tái khám đúng hẹn theo chỉ định của nhân viên y tế.

Nguyễn Văn Phước Độ

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}